Chính sách hợp tác dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 73 - 75)

III. Thực trạng về th−ơng mại dịch vụ giữa Việt Nam với các n−ớc GMS

3.2.1. Chính sách hợp tác dịch vụ du lịch

a. Hợp tác về du lịch với các n−ớc GMS

Chính sách của Việt Nam nhằm phát triển du lịch với các n−ớc GMS đ−ợc thể hiện chủ yếu qua các việc tăng c−ờng hợp tác về du lịch với các n−ớc GMS; nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng trên tr−ờng quốc tế; đa dạng hoá và nâng cao chất l−ợng và sản phẩm du lịch, tăng c−ờng hấp dẫn du khách quốc tế.

Việt Nam và các n−ớc GMS đều thống nhất cho rằng du lịch là một trong những lĩnh vực chủ yếu tạo ra nhiều việc làm trong GMS, mang lại những lợi ích cụ thể cho ng−ời dân trong Tiểu vùng và đ−ợc xem là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh của Tiểu vùng. Vì vậy Việt Nam và các n−ớc GMS đã nhất trí với h−ớng tiếp cận có tính chất điều phối và chính thống đối với phát triển du

lịch, bao gồm việc thực hiện các dự án −u tiên cao, xúc tiến du lịch môi tr−ờng sinh thái, chống đói nghèo và thúc đẩy mạnh mẽ việc tiếp thị Tiểu vùng GMS nh− điểm đến du lịch duy nhất. Hoạt động hợp tác với GMS của Việt Nam trong ngành du lịch ngày càng đi vào chiều sâu với các hình thức ngày càng phong phú đa dạng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Việt Nam đã tham gia tích cực và chủ động đ−a ra nhiều sáng kiến thiết thực tại các Diễn đàn hợp tác du lịch GMS và đã tổ chức thành công Diễn đàn du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng lần thứ 8 góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên tr−ờng quốc tế. Qua đó Việt Nam đã khai thác tốt quyền lợi là thành viên của GMS, thực hiện nghĩa vụ, tranh thủ vốn công nghệ, kinh nghiệm, nguồn khách, gắn thị tr−ờng du lịch Việt Nam với GMS và thế giới. Những nội dung hợp tác du lịch của Việt Nam với các n−ớc GMS bao gồm:

- Khuyến khích du lịch sang lẫn nhau, tạo điều kiện cho du khách đi lại dễ dàng hơn trong Tiểu vùng.

- Liên doanh đầu t− trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, cho phép các đối tác tham gia đầu t− phù hợp với luật đầu t− n−ớc ngoài của Việt Nam.

- Phát hành các tài liệu ấn phẩm để quảng bá du lịch GMS.

- Thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch khu vực hành lang Đông - Tây, Bắc - Nam, từng b−ớc xúc tiến hợp tác du lịch ba n−ớc Việt Nam - Lào -Cămpuchia, thực hiện ch−ơng trình hành động hợp tác sông Mê Kông - sông Hằng, cùng Lào và Thái Lan khai thác tuyến du lịch đ−ờng bộ liên hoàn 3 n−ớc.

Nhờ có những ảnh h−ởng tích cực của chính sách hợp tác trên mà hợp tác du lịch giữa Việt Nam với các n−ớc GMS, nhất là với Thái Lan và Campuchia trong thời gian qua đã thực sự khởi sắc.

b. Đa dạng hoá và nâng cao chất l−ợng và sản phẩm du lịch, tăng c−ờng hấp dẫn du khách quốc tế.

Việt Nam hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và trên 1.680 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Để bảo đảm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nề nếp, phát triển đúng h−ớng, tạo sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trên tr−ờng quốc tế, công tác quản lý và kiểm tra các hoạt động lữ hành đã đ−ợc đẩy mạnh một b−ớc bao gồm: chú trọng đào tạo bồi d−ỡng đội ngũ h−ớng dẫn viên du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất l−ợng phục vụ, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi tr−ờng, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hiện nay cả n−ớc có 3.761 cơ sở l−u trú du lịch, trong đó có khoảng 29% thuộc cơ sở nhà n−ớc, 2% cơ sở liên doanh với n−ớc ngoài, 69% thuộc các thành phần kinh tế khác. Năm 2003, Tổng cục du lịch đã phối hợp với các cơ sở quản lý du lịch địa ph−ơng tiến hành thẩm định và tái thẩm định trên 90 khách sạn, trong đó có 40 khách sạn từ 3 sao trở lên, nâng tổng số cơ sở l−u trú du lịch đ−ợc xếp hạng từ 3 - 5 sao lên 150 khách sạn với tổng số 16.335 buồng, từ 1-5 sao lên 869 khách sạn với 31.703 buồng. Hệ thống cơ sở l−u trú trên đã liên tục đ−ợc bổ sung nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đồng thời phục vụ những sự kiện lớn do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)