Về đầu t− cho kết cấu hạ tầng th−ơng mạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 108 - 109)

IV. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ của Việt nam với các n− ớc GMS

4.2.2. Về đầu t− cho kết cấu hạ tầng th−ơng mạ

Đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu t− vào các khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng quy chế nhằm thu hút đầu t− ổn định. Khẩn tr−ơng tiến hành xây dựng các cửa khẩu mới trên cơ sở triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu. Việc xây

dựng các cửa khẩu phải căn cứ vào đặc thù l−u l−ợng hàng hoá xuất nhập khẩu, khả năng thu ngân sách và đầu t− trở lại cho kết cấu hạ tầng.

Phát triển hệ thống giao thông bao gồm các tuyến đ−ờng hành lang tiểu vùng (qua các cửa khẩu quốc tế), đ−ờng liên quốc gia (qua các cửa khẩu chính), các tuyến đ−ờng thông th−ơng giữa các địa ph−ơng hai bên biên giới. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Xây dựng các cơ sở phân loại, đóng gói sơ chế hàng hoá, kho bãi tập kết và bảo quản hàng hoá. Xây dựng mạng l−ới dịch vụ tại các khu vực cửa khẩu, tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho dân c− và các đối t−ợng tham gia hoạt động kinh doanh tại biên giới. Phát triển hệ thống chợ biên giới, tạo nguồn vốn đầu t− xây dựng các chợ đ−ờng biên từ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu. Phối hợp với các tỉnh biên giới của Lào để xây dựng các cặp chợ biên giới. Cụ thể hoá các chính sách khuyến khích việc trao đổi, mua bán các loại hàng hoá sản xuất tại các địa ph−ơng của hai n−ớc.

Hợp tác 2 n−ớc để thu hút và triển khai các dự án ODA. Lào và Việt Nam đều là những n−ớc đang đ−ợc các tổ chức quốc tế tập trung viện trợ ODA. Tuy nhiên, mỗi n−ớc đều có những mặt mạnh và mặt yếu riêng của mình. Vì vậy, tại các vùng và địa ph−ơng có chung biên giới của hai n−ớc có thể phối hợp lập các dự án ODA, phối hợp tổ chức lực l−ợng để thực hiện các dự án ODA làm tăng khả năng thu hút và tăng hiệu quả sử dụng ODA.

Việt Nam và Lào cũng có thể hợp tác đầu t− tay ba gồm các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Lào và doanh nghiệp của một n−ớc thứ ba để triển khai các dự án đầu t− trên lãnh thổ Lào hoặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)