Hợp tác về quản lý môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 29 - 30)

II. Lịch sử hình thành, nguyên tắc và nội dung hợp tác của GMS

2.3.3. Hợp tác về quản lý môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên

Cho tới nay, việc quản lý môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc phát triển bền vững ch−a thể tiến hành đ−ợc một cách thực sự. Nguyên nhân chính của hạn chế này là còn quá ít nhân lực kỹ thuật chuyên nghiệp đ−ợc đào tạo một cách thích hợp, thiếu các số liệu cần thiết đ−ợc tập hợp trong những cơ sở dữ liệu, cơ sở pháp lý ch−a phù hợp và thiếu năng lực c−ỡng chế việc thực hiện các quy định đã đ−ợc ban hành. Hơn nữa, dân chúng trên địa bàn nói chung còn ch−a có ý thức về những vấn đề nh− sinh thái, môi tr−ờng và sức khoẻ cộng đồng. Thêm vào đó, mức thu nhập còn quá thấp, phổ biến ở phần lớn lãnh thổ thuộc tiểu vùng khiến cho một tỷ lệ lớn dân c− vẫn chỉ nhìn cây xanh và các tài nguyên thiên nhiên khác nh− những nguồn cung cấp chất đốt, gỗ, thức ăn và thu nhập. Trong hoàn cảnh nh− vậy, đối với họ, những khía cạnh liên quan đến môi tr−ờng chỉ có ý nghĩa thứ yếu.

Trong tiểu vùng, các vấn đề lớn liên quan đến môi tr−ờng bao gồm; nạn phá rừng, xói mòn, ngập mặn, ô nhiễm nguồn n−ớc, tích tụ các chất độc hại, phá hoại môi sinh, thay đổi khí hậu, mất tính đa dạng sinh học, xuống cấp môi tr−ờng đô thị và nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Hầu nh− tất cả những vấn đề này đều có liên quan với nhau, vì thế nếu nh− không thể loại bỏ

đ−ợc hết tất cả mọi vấn đề, thì một cách tiếp cận có phối hợp và có hệ thống để quản lý chúng chắc chắn sẽ góp phần cải thiện tình hình trong từng lĩnh vực liên quan. Ngày nay, thực tế về sự xuống cấp của môi tr−ờng đã trở thành vấn đề mang tính quốc gia; nó cũng đã v−ợt qua biên giới và trở thành vấn đề của khu vực và toàn cầu. Những vấn đề trục trặc về môi tr−ờng ở một quốc gia sẽ ảnh h−ởng đến tất cả các quốc gia khác.

Đáng tiếc là cho tới gần đây, việc hợp tác giữa các quốc gia trong tiểu vùng l−u vực sông Mê Kông về vấn đề môi tr−ờng còn rất nhỏ bé và rõ ràng là cần phải có một cách tiếp cận ở tầm toàn khu vực đối với việc quản lý môi tr−ờng và tài nguyên thiên nhiên. Bản thân thiên nhiên không "thừa nhận" các đ−ờng biên giới do con ng−ời vạch ra để phân chia môi tr−ờng sinh thái, trong khi có những đơn vị sinh thái tự nhiên lại là các yếu tố hết sức quan trọng đối với công tác kế hoạch hoá kinh tế kết hợp với môi tr−ờng. Ví dụ, l−u vực của các con sông chính trong tiểu vùng và các nhánh lớn của chúng xác định những đơn vị phù hợp cho công tác kế hoạch hoá.

Tr−ớc đây, vấn đề bảo vệ môi tr−ờng và nguồn tài nguyên n−ớc từ Mê Kông là nội dung chính của diễn đàn hợp tác, là cơ sở của việc thành lập Uỷ ban sông Mê Kông để phối hợp quản lý quá trình phát triển trong khu vực hạ l−u, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

ý t−ởng xử lý toàn bộ l−u vực sông Mê Kông nh− một tổng thể, một đơn vị kế hoạch hoá duy nhất, đang ngày càng trở nên rõ rệt. Việc xây dựng các đập thuỷ điện lớn trên nhánh sông chính ở tỉnh Vân Nam, hay việc phá dỡ các ghềnh n−ớc ở đoạn sông nằm giữa Lào và Mianma để mở rộng vận tải đ−ờng sông, có thể ảnh h−ởng đến toàn bộ chế độ dòng chảy theo mùa ở cả 6 quốc gia, và đặc biệt, làm thay đổi chế độ cung cấp n−ớc ở những vùng trồng lúa tại Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm Biển Hồ ở Campuchia có thể gây tác động nguy hại đến việc sinh tr−ởng của đàn cá, di chuyển tự nhiên trên cả chiều dài con sông và do đó ảnh h−ởng đến việc khai thác, đánh bắt ở tất cả 6 n−ớc, từ Trung Quốc đến Việt Nam. Tóm lại, con sông Mê Kông tạo thành một hệ thống liên hoàn, vì thế tác động của quá trình phát triển ở một khu vực có thể nhận thấy trong toàn hệ thống và công tác kế hoạch hoá phát triển nhất thiết phải tính đến thực tế này.

Sự thực ở nhiều khu vực trên thế giới đã chứng tỏ rằng cả phát triển và kém phát triển đều gây ra những vấn đề về mặt môi tr−ờng, nếu không có các ch−ơng trình có thể góp phần giải quyết, hay hạn chế những căn bệnh có tính nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng, nh− sốt rét, b−ớu cổ, bệnh tật do thiếu nguồn n−ớc sạch, hay kể cả căn bệnh thế kỷ - AIDS; thì vấn đề bảo vệ môi tr−ờng do quá trình phát triển luôn đ−ợc đặt ra. Vì thế, các ch−ơng trình phát triển kinh tế tiểu vùng, xét về mặt dài hạn, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và bảo tồn môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)