Nhu cầu sử dụng sản phẩm vận tải hàngkhông ngày một tăng cao Kinh tế phát triển:

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 50 - 51)

- Hành khách đánh giá cao sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của

b) Nhu cầu sử dụng sản phẩm vận tải hàngkhông ngày một tăng cao Kinh tế phát triển:

Kinh tế phát triển:

Trong những năm qua dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng với sự nỗ lực của toàn đảng, toàn dân nhưng nền kinh tế nước nhà không ngừng phát triển và đạt được những thành tích đáng kể.

Trong giai đoạn 1991 -2000, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần). Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3%, công nghiệp từ 22,7% tăng lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mỗi năm tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% giảm xuống 11%.

Nhờ sự phát triển kinh tế vượt bậc như thế nên kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như VNA. Càng ngày sử dụng phương tiện đi lại bằng máy bay không còn là phương tiện quá xa xỉ đối với một số bộ phận người dân.

Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Mục tiêu kinh tế tổng quát đến năm 2020 là GDP cao gấp 8-10 lần năm 1990 và cao gấp 4 lần năm 2000. Khi đó GDP trên đầu người năm 2020 của nước ta sẽ tăng khoảng 3,3-3,6 lần so với năm 2000 (phụ thuộc vào mức tăng dân số bình quân toàn giai đoạn là 1,5% hoặc 1,3%/năm).

Như vậy với sự tăng trưởng ngày càng cao của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao cũng là cơ hội phát triển vận tải hành khách của VNA hiện nay và trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là VNA cần có những biện pháp kinh doanh hiệu quả để tận dụng được lợi thế này.

Giao lưu văn hoá:

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế văn hoá xã hội của khu vực cũng như trên toàn thế giới nên nhu cầu giao lưu qua lại giữa các nước là rất lớn.. Hàng năm có nhiều cuộc giao lưu trong các lĩnh vực như văn hoá - nghệ thuật, hội hoạ, văn học, các liên hoan quốc tế, các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hoá khác nhằm tăng cường hữu nghị giữa các nước. Chính điều này cũng kéo theo sự phát triển của vận tải hành khách - loại hình vận tải kết nối các quốc gia lại gần nhau hơn, xoá mờ khoảng cách.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w