Đội bay của VNA được đánh giá là đội bay trẻ và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ có 5 chiếc nhưng trong thời gian qua đội bay của VNA không ngừng được tăng trưởng. Hiện tại VNA đang khai thác 45 tàu bay bao gồm:
ĐỘI BAY
Loại máy bay Số lượng Tổng số ghế Ghế hạng thương nhân Ghế hạng phổ thông Chiếc Ghế Ghế Ghế Boeing 777-200 4 338 32 306 4 307 25 282 1 325 35 290 1 295 12 283 Airbus 330 1 320 36 284 2 266 24 242 Airbus 320 10 162 0 162
Airbus 321 10 184 16 168
Fokker 70 2 79 0 79
ATR72 10 65 0 65
Tổng số máy bay đang sử dụng 45
Airbus A320/A321
Tầm bay: 4400 - 5600 Km
Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 2.5 tons Tương đương với thể tích là: 15 m³
A300
Range (w/max. passengers): 3,650 - 4,850km
Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 13 tons Tương đương với thể tích là: 78 m³
A330
Range (w/max. passengers): 10,500 km
Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay 15 tons Tương đương với thể tích là: 90 m³
Boeing 777-200ER
Range (w/max. passengers): 14316 Km
Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay 13 - 17 tons Tương đương với thể tích là: 78 - 102 m³
Và dự tính đến năm 2015 đội bay của VNA sẽ là 86 chiếc và đến năm 2020 sẽ là 110 chiếc.
Đà Nẵng với hệ thống phục vụ kỹ thuật bay đảm bảo cho việc cất/hạ cánh của các máy bay cỡ lớn như B747, B777, A320, A321, IL86, IL76 và các loại tương đương. Chỉ tính riêng việc xây dựng, sửa chữa, kéo dài để các đường cất/hạ cánh đủ điều kiện cho các máy bay hiện đại với trọng tải hàng trăm tấm, sải cảnh dài và rộng,... trong điều kiện của Việt Nam vừa qua đã cho thấy những cố gắng vượt bậc của các nhà xây dựng công trình hàng không. Từ chỗ thi công bằng tay, nay chúng ta đã tiến lên thi công xây dựng các đường cất/hạ cánh, đường lăn, sân đỗ bằng các thiết bị tiên tiến.
Mạng đường bay nội địa của Vietnam Airlines và các hãng hàng không trong nước đã không ngừng được mở rộng, nối liền nhiều vùng của đất nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an ninh quốc phòng. Khả năng tiếp nhận các máy bay hạng lớn của một số sân bay địa phương đã làm thay đôỉ cơ bản tình hình kinh tế khu vực. Có được những kết quả đó không thể không kể đến công lao to lớn của đội ngũ những người xây dựng công trình hàng không.Cùng với sự tăng trưởng của thị trường vận tải hàng hóa hàng không quốc tế tại Việt Nam, mạng đường bay của Vietnam Airlines tới các thành phố trên thế giới không ngừng mở rộng. Hiện tại, Vietnam Airlines bay trực tiếp tới 23 thành phố lớn tại Châu Á, Úc và Châu Âu. Sử dụng những đường bay thẳng của Vietnam Airlines khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.
Sau năm 1975, với sự trợ giúp quý báu của UNDP, ICAO, Hàng không Việt Nam đã triển khai nhiều dự án như VIE 78/002, VIE 84/004, VIE 84/005, VIE 89/016... với tổng kinh phí lên đến khoảng 20 triệu USD để từng bước hiện đại hoá ngành quản lý không lưu. Chúng ta đã giành lại FIR thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp dịch vụ quản lý bay trên cả hai FIR (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội), và đã có đầu tư lớn cho các công trình xây dựng phục vụ ngành quản lý bay. Hàng loạt công trình hàng không lớn, hiện đại đã được xây dựng. Các công trình: ACC thành phố Hồ Chí Minh, ACC Hà Nội, 3 APP (Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), các đài dẫn đường vô tuyến vạn hướng siêu cao tần số và đo cự ly
(VOR/DME), các trạm vệ tinh mặt đất, các trạm phát, trạm thu là những công trình hàng không phục vụ chuyên ngành quản lý bay được xây dựng trải dài theo các sân bay, các địa phương trong toàn quốc. Theo đánh giá của ICAO thì đến nay công tác dịch vụ quản lý bay của Việt Nam đã ngang tầm với các nước trong khu vực và đạt mức tiên tiến của thế giới. Đó là những bước tiến vượt bậc, trong đó có đóng góp lớn của công tác xây dựng công trình hàng không.
Trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa: Hangar sửa chữa máy bay của xí
nghiệp máy bay A76 là một công trình xây dựng mới lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Hangar có tổng diện tích sử dụng 9.500 m2, trên tổng diện tích xây dựng 12.192 m2. Hangar có khả năng đảm bảo phục vụ cùng một lúc cho một trong các loại máy bay B777, B767, B747 và hai trong số các máy bay A320, A321 và F70. Công trình này do Việt Nam tự thiết kế và thi công. Hangar của Xí nghiệp máy bay A75 cũng là một công trình có quy mô và công suất lớn. Hiện nay Xí nghiệp đang lập dự án để xin đầu tư xây dựng hangar lớn hơn, có khả năng chứa các máy bay thân rộng loại B777, A320 và tương đương trở lên. Ngoài tính đặc thù có độ rộng, chiều cao quá khổ mà ta đã biết, hangar còn chứa đựng cả tính phức tạp của dây chuyền sản xuất hiện đại và phần mềm quản lý bằng hệ thống máy tính. Những công trình quy mô, tầm cỡ như vậy là một trong những nhân tố quan trọng để Xí nghiệp A76 có khả năng bảo dưỡng máy bay A320, A321, F70 tới 4C-check, thực hiện bảo dưỡng ngoại trường cho ATR72, B767, B777 và Xí nghiệp A75 có khả năng bảo dưỡng ATR72 tới 8C-check, thực hiện bảo dưỡng mức A cho B767, B777, thực hiện bảo dưỡng ngoại trường cho A320, A321 và F70.
Ngoài việc bảo trì, sửa chữa cho máy bay của Việt Nam, các xí nghiệp máy bay cần phấn đấu để có thể bảo trì, sửa chữa cho máy bay của các nước bay qua, bay đến Việt Nam. Để có thể làm được như vậy, ngoài việc phải đưa hàng ngàn lượt kỹ sư, thợ máy đi học tập, chuyển loại máy bay ở nước ngoài để có chứng chỉ quốc tế, việc tăng cường cơ sở vật chất là điều không thể coi nhẹ..