Rủi ro do không am hiểu về luật pháp(Thay do cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt)

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 55 - 57)

- Hành khách đánh giá cao sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của

c)Rủi ro do không am hiểu về luật pháp(Thay do cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt)

ngày càng gay gắt)

Điển hình của việc gặp rủi ro khi ban lãnh đạo VNA không am hiểu luật pháp quốc tế là việc trả tiền công dịch vụ luật sư Maurizio Liberati.

VNA ký hợp đồng thuê Công ty Falcomar (Italy) làm đại lý hàng không tại nước này. Từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, Falcomar thuê ông Maurizio Liberati thực hiện một số công việc với tư cách đại diện cho VNA. Người này sau đó kiện ra tòa yêu cầu Falcomar và VNA thanh toán chi phí cho những công việc ông đã thực hiện. Vụ việc được tòa án Roma xét xử ngày 30/11/1995, nhưng VNA không cử đại diện tham dự, dù ngày 1/11/1994 đã được đại sứ quán Italy tại Việt Nam chuyển giấy thông báo về phiên xử.

Trước án quyết của tòa án Roma, ngày 2/5/2002, VNA nhận được yêu cầu phải trả hơn 4,3 triệu euro trong 30 ngày (chưa kể lãi), theo án quyết ngày 7/3/2000. Hãng hàng không của Việt Nam nhận được cảnh báo nếu không thanh toán sẽ bị áp dụng một số hành động pháp lý khác.

Đúng như cảnh báo, đầu tháng 2/2004, VNA nhận "trát" của Ủy ban đòi nợ và tịch biên Cộng hòa Pháp về việc phong tỏa hơn 1,3 triệu euro tại một tài khoản BST (thu bán đại lý) của hãng để thanh toán cho ông Maurizio Liberati. Việc thực thi phán quyết của tòa án Italy được chuyển sang tòa án của Pháp thực hiện.

Thời điểm đó, luật sư tư vấn rằng, nhiều khả năng sẽ đảo ngược được tình thế tại phiên phúc thẩm, vì thế VNA không thi hành phán quyết trên mà xin hoãn thi hành án. Luật sư nhận định, nếu trả tiền rồi, sau này không thể đòi lại được với bất kỳ lý do nào.

Đầu năm 2005, một số quan chức của VNA cũng lạc quan rằng khả năng thắng kiện của phía Việt Nam là lớn. Ông Lê Đức Tứ (Ủy viên hội đồng quản trị VNA, giữ chức tổng giám đốc từ tháng 4/1993 đến tháng 4/1998) đánh giá vụ việc không liên quan VNA. Bởi việc ký hợp đồng đại lý với Falcomar được thực hiện từ tháng 11/1992 với Tổng công ty Hàng không VN cũ. Sau đó, đơn vị này giải thể. Năm 1995, Tổng công ty Hàng không VN mới được thành lập. Hợp đồng với Falcomar thanh lý từ năm 1995. Ở đây có sự nhẫm lẫn giữa Vietnam Airlines cũ và mới.

Còn Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Hiển khẳng định: "Không có bất kỳ tài liệu gì chứng tỏ Tổng công ty có liên quan đến luật sư Liberati. Mọi thỏa thuận với Falcomar trong hợp đồng Vietnam Airlines đã thực hiện đầy đủ. Hợp đồng với Falcomar chỉ là một trong hàng nghìn hợp đồng đại lý của Vietnam Airlines. Tổng công ty không thể nào chịu trách nhiệm với cả những nhân công các đại lý đã thuê để làm việc cho họ".

Nhưng cuối cùng bên thua kiện là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) và VNA còn phải trả 10.000 USD chi phí luật sư cùng những khoản tiền khác theo quyết định của tòa án ngoài số tiền 5,2 triệu euro phải trả cho luật sư Maurizio Liberat.

Qua vụ việc này VNA cần thay đổi tư duy trong các quan hệ làm ăn với quốc tế. Đừng nghĩ không liên quan gì đến mình thì ném văn bản đó vào gầm bàn rồi đến khi có hậu quả mới cuống lên chạy. Với một doanh nghiệp lớn như VNA cần thuê luật sư theo dõi giúp về mặt pháp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 55 - 57)