Trình độ nguồn nhân lực +Phi công:

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 45 - 46)

+Phi công:

Kể từ khi thành lập, VNA đã phát triển, duy trì được một lực lượng lao động có chất lượng cao. Lực lượng lao động người lái, thợ kỹ thuật máy bay đang từng bước tiếp cận và làm chủ được những công nghệ hàng không tiên tiến, hiện đại của thế giới, đội ngũ lao động làm công tác thương mại, dịch vụ có tuổi đời trẻ, được đào tạo chính quy cơ bản đã nhanh chóng tiếp cận, hội nhập được các chính sách thương mại hàng không trong nước và quốc tế, đội ngũ lao động làm công tác tham mưu chính sách đã chứng tỏ được năng lực và ý thức trách nhiệm cao trong công việc đang góp phần tạo nên hình ảnh một hãng hàng không trẻ giàu sức cạnh tranh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được thì nguồn nhân lực của VNA vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần phải khắc phục trong nay mai thì mới có khả năng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường không trung được.

Nếu như tiếp viên hàng không được đào tạo chủ yếu trong nước thì lực lượng phi công sau khi tốt nghiệp khóa lái máy bay ở trong nước lại tiếp tục được đi đào tạo tại Pháp, Australia, Thụy Sĩ, Mỹ về lái Airbus, Boeing. Trong khóa đào tạo đầu tiên tháng 6-1994 và đầu 1995 tại Australia có 44 phi công Vietnam Airlines, hiện nay đều đã trưởng thành. Trong số đó đã có 14 người lái chính và 30 người lái phụ cho các loại máy bay Boeing 777, 767 hay Airbus A320, A321. Đội ngũ giáo viên Đoàn bay 919 đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay toàn bộ phi công Việt Nam hoàn toàn do đội ngũ giáo viên bay Đoàn bay 919 độc lập lên lớp lý thuyết, kiểm tra huấn luyện buồng lái tập, huấn luyện thực hành bay....

động của VNA nên VNA vẫn phải đi thuê phi công nước ngoài và một điều tất nhiên là chi phí giành cho phi công nước ngoài sẽ cao hơn nhiều so với chi phí giành cho phi công trong nước. Điều này làm tăng chi phí hoạt động của VNA dẫn đến giá vé cao, giảm sức cạnh tranh.

+ Tiếp viên hàng không

Khi điều tra về ý kiến của hành khách đối với tiếp viên hàng không của VNA trong năm 2006 thì số ý kiến khen và chê đều tăng lên so với năm 2005. Trong đó các ý kiến khen chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

-Thái độ, tác phong lịch sự, niềm nở ân cần, nhiệt tình giúp đỡ hành khách; trang phục đẹp, duyên dáng, theo truyền thống Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 45 - 46)