Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 35 - 37)

Hiện nay, vấn đề đối thủ cạnh tranh là vấn đề lớn của VNA. Tại thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế vận tải hành khách bằng đường hàng không của VNA đang phải đối đầu với nhiều đối thủ trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những hãng hàng không giá rẻ.

Gần đây Việt Nam trở thành thị trường mới thu hút sự tham gia của các hãng hàng không quốc tế, trong đó có nhiều hãng hàng không lớn của Mỹ và Châu Âu. Với sự tham gia của các hãng hàng không quốc tế vốn nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh lại mạnh về tiềm lực tài chính đã làm cho cuộc cạnh tranh tại khu vực tại khu vực này diễn ra quyết liệt. Hầu hết các hãng hàng không nước ngoài đang thực hiện các chuyến bay đi/đến Việt Nam mới hoặc tăng tần suất bay. Chưa hết, các hãng còn thực hiện các chương trình giảm giá vé. Hành khách càng có nhiều cơ hội lựa chọn bay với bất kỳ hãng nào và vào bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ tại Việt Nam giá vé trên chặng khứ hồi tp Hồ Chí Minh - Hồng Kông lại thấp như hịên nay, giá chỉ trên dưới 150USD. Ngoài 2 hãng hàng không đã từng tham gia vào đường bay này là VNA và Cathay Paciffic, hiện có thêm hai hãng HK nữa là Paciffic Airlines và United Airlines.

VNA đang chịu sự cạnh tranh lớn cuả các hãng hàng không giá rẻ…… So với các hãng hàng không truyền thống thì các hàng hàng không giá rẻ có những ưu điểm vượt trội như cung cấp mức giá rất thấp nếu khách hàng mua vé sớm; đơn giản hoá thủ tục hành khách bằng việc không đặt giữ chỗ, không phân bổ số ghế; với đường bay ngắn nối thẳng giữa hai điểm nên có thể khai thác đội bay của mình với tuần suất cao; việc sử dụng sân bay phụ giúp các hãng này mất ít thời gian trong vấn đề hạ và cất cánh; đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ sử dụng vé điện tử nên vừa thuận tiện cho khách hàng, giá vé lại rất rẻ. Trong khi đó các hãng hàng không truyền thống như VNA lại có nhiều mức giá khá đắt, chỉ thu hút được đối

tượng có thu nhập cao. Các hãng hàng không giá rẻ đều áp dụng chính sách giá chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba giá vé của những hãng bay truyền thống có cùng đường bay. Không phải chỉ đưa ra mức giá làm các Hãng hàng không truyền thống lao đao, thỉnh thoảng hàng không giá rẻ lại còn "ra chiêu" khuyến mãi cực kỳ ấn tượng. Chẳng hạn như "tuyệt chiêu" của Air Asia (Malaysia) và Tiger Airways (Singapore) mới đây: chỉ với 1 USD, thậm chí 49 cent, hành khách ở Singapore có thể đáp chuyến bay đến Bangkok,Thái Lan. Đây được xem là những chuyến bay có giá rẻ nhất thế giới từ trước đến nay. Thưởng thức cuộc hành trình xuyên đại dương với giá 1USD, có lẽ cũng thú vị chẳng kém gì được thử cảm giác mạnh trên những tàu lượn siêu tốc ở những khu vui chơi giải trí Disneyland mà chỉ riêng tiền vé thôi đã mất vài chục đô la.

2.2.2.2.Những nhân tố bên trong doanh nghiệp a) Năng lực tài chính

Vấn đề tài chính đang là vấn đề khá hóc búa của VNA khi mà sự đầu tư cho hoạt động vận tải hành khách đòi hỏi một lượng vốn lớn. Hiện nay nhà nước đang dần xoá bỏ sự can thiệp của mình vào hoạt động hang không nên VNA đã, đang và sẽ phải tự huy động nguồn vốn cần thiết để hoạt động. Vừa qua ngân hang xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Exim bank) đã đồng ý bảo lãnh tín dụng cho dự án mua 04 chiếc máy bay Boeing 787-8 của VNA với tổng số cam kết tới 410 triệu USD. Đây là cam kết sơ bộ đầu tiên của Exim bank cho thế hệ máy bay mới B 787 (Dream liner).

VNA và ngân hàng Calyon ( Ngân hàng Calyon được hợp nhất bởi hai ngân hàng Pháp là Cre’dit Agricole Indosuez và ngân hàng thương mại và đầu tư Cre’dit Lyonnais) đã cùng nhau ký hợp đồng tài trợ vốn cho dự án mua 10 chiếc máy bay A321 của VNA vào ngày 14/12/2006. Đây là bước tiếp theo trong quá trình thực hiện hợp đồng mua 10 máy bay A321 đã được VNA và Airbus Indusries ký kết vào cuối năm 2004, một trong hai dự án mua máy bay đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt đầu tư trong giai đoạn 2006 – 2010. Tổng mức đầu tư của dự án tính trên

800 triệu USD tính theo giá công bố. Đây là hợp đồng tài trợ vốn tín dụng thứ hai do các tổ chức tín dụng xuất khẩu Châu Âu tài trợ cho VNA gồm Coface (Pháp), ACGD (Anh), HERMES (Đức) với các điều kiện bảo lãnh tốt nhất: thời hạn bảo lãnh 12 năm, số tiền bảo lãnh lên tới 85% và phí bảo lãnh ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 35 - 37)