Bắt tay với giới luật sư để giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động vận tải hành khách quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 78 - 83)

- Hành khách đánh giá cao sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của

3.2.7.Bắt tay với giới luật sư để giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động vận tải hành khách quốc tế

g) Sự nhận thức hạn chế của người dân:

3.2.7.Bắt tay với giới luật sư để giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động vận tải hành khách quốc tế

động vận tải hành khách quốc tế

Vừa qua VNA đã tốn rất nhiều tiền cho các vụ kiện tụng, bồi thường chỉ vì không am hiểu và coi thường luật pháp quốc tế. Cũng như nhiều doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam là không có thói quen thuê luật sư cho công việc của mình, đặc biệt trong những hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Khung pháp luật đã yếu, các doanh nghiệp lại yếu trong tư duy DN, muốn tự mình ký hợp đồng, không nhờ các luật sư chuyên môn cao ngay từ quá trình soạn thảo hợp đồng, quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Khi xẩy ra tranh chấp cũng không nhờ đến luật sư mà lại coi thường, bỏ qua khâu tố tụng, khi bị kiện thì không tham dự phiên toà, không gửi phản biện cáo trạng đến toà án để bảo vệ quyền lợi của mình, dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp. Tiêu biểu cho điều này là vụ việc VNA phải bồi thường hơn 5 triệu Euro cho một luật sư người Ý.

phát triển bền vững và có được chỗ đứng trên trường quốc tế thì phải cân nhắc và không thể coi thường vai trò của luật sư được. Trước tình hình đó, vào ngày 04/09/2007 vừa qua, Tổng công ty hàng không Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam đã ký thoả thuận khung về hợp tác. Thỏa thuận này là cơ sở để Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về các lĩnh vực như: cung cấp các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan tới hoạt động của Tổng công ty; cung cấp các dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Tổng công ty, tư vấn để giải quyết những vướng mắc về pháp lý trong họat động kinh doanh của Tổng công ty; cung cấp dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng kiến thức pháp luật và các dịch vụ khác khi hai bên có nhu cầu.

Theo ông Nguyễn Sỹ Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam: “Thỏa thuận khung về hợp tác giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam là một bước phát triển mới đáng được ghi nhớ trong quan hệ hợp tác và hỗ trợ để cùng phát triển giữa hai bên, cùng nhau đóng góp công sức nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Với triển vọng hợp tác có ý nghĩa rất thiết thực này, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam mong muốn tạo được điểm tựa vững chắc về mặt pháp luật, giúp Tổng công ty tăng cường khả năng phát triển và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc tuân thủ đúng các chính sách và pháp luật của Nhà nước, luật pháp và các thông lệ quốc tế, đồng thời qua đó khẳng định vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong nền kinh tế hội nhập với thế giới. 3.2. Một số kiến nghị

nghiệp nào hoạt động trong lãnh thổ nước đó. Với vai trò quan tr ọng của mình trong nền kinh tế quốc dân nên ngành vận tải hàng không Việt Nam cần có những chính sách, khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đảm bảo tạo môi trường thuận lợi cho các hãng hàng không phát triển. Đêr hỗ trợ cho sự phát triển và mở rộng hoạt động đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế thì Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng:

a. Hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại cho nền kinh tế nói chung và cho ngành vận tải hàng không nói riêng.

Quan hệ kinh tế quốc tế kể cả văn hoá, giáo dục, thể thao, nghệ thuật đóng vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển của nền kinh tế một nứơc, đặc biệt quan trọng hơn đối với ngành vận tải hàng không. Trong thời gian qua, hoạt động kinh tế đối ngoại quốc tế của Vịêt Nam đã rất phát triển, chúng ta thiết lập quan hệ với nhiều nước trên toàn thế giới, điều này đã thúc đẩy đáng kể hoạt động vận tải hành khách của VNA.

b. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hàng không một cách đồng bộ, nhất quán và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, đặc biệt đây là yêu cầu cần có khi chúng ta gia nhập các tổ chức quốc tế, trong đó có tổ chức thương mại thế giới.

c. Ban hành các chính sách ưu đãi như chính sách ưu đãi thuế, thủ tục đơn giản, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đâù tư nước ngoài vào đầu tư và khai thác mảng thị trường hàng không Việt Nam.

d. Nhà nước đóng vai trò là trung gian đứng ra bảo lãnh cho VNA vay vốn phục vụ cho hoạt động của Hãng. Nhà nước đã hạn chế trong việc hỗ trợ VNA về vốn nên hiện tại vấn đề vốn để trang trải cho lượng chi phí khổng lồ về trang thiết bị và cơ sở vật chất là vấn đề khó khăn và nan giải cho VNA. Vì thế, biện pháp hữu hiệu để có vốn hoạt động là VNA phải đi vay.

e. Nhà nước đứng ra bảo lãnh thông qua Bộ Tài Chính hoặc ngân hàng Nhà nước để VNA có thể mua máy bay thông qua tổ chức tín dụng xuất nhập khẩu và miễn lệ phí bảo lãnh cho khoản vay này.

f. Phát triển quan hệ ngoại giao đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hàng không để VNA có cơ hội học hỏi, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến cũng như cung cách quản lý của các hãng hàng không trên toàn thế giới.

KẾT LUẬN

Qua sự tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động vận tải hành khách của VNA, ta nhận thấy có những thành quả đáng mừng song cũng còn nhiều bất cập đã hạn chế sự phát triển vận tải hành khách của VNA nói riêng và của toàn bộ Tổng công ty hàng không Vịêt Nam nói chung. Nhưng nhìn chung những thành tích đạt được của VNA đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời gian qua, đó là kết quả của sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên Tổng công ty hàng không Việt Nam.Ban lãnh đạo VNA cũng như các ban ngành có liên quan đang tìm những giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong nội bộ Tổng công ty nhằm đưa hoạt động vận tải hành khách nói riêng và hoạt động của toàn bộ Tổng công ty nói chung phát triển một cách bền vững và vững vàng cạnh tranh với các đồi thủ đáng ghờm trong lĩnh vực vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới.

Thông qua kết cấu và nội dung của bài khóa luận, tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, so sánh và trình bày những nội dung sau:

- Những vấn đề khái quát về vận tải hành khách bằng đường hàng không của VNA, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hành khách bằng đường hàng không cũng như vai trò quan trọng của vận tải hàng không nói chung và vận tải hành khách bằng đường hàng không nói riêng trong nền kinh tế quốc dân.

- Nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động của vận tải hành khách của VNA từ đó đưa ra những thuận lợi VNA có được nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động vận tải hành khách và những khó khăn Tổng công ty gặp phải trong thời gian qua đã kìm hãm hiệu quả hoạt động vận tải hành khách của Hãng.

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển vận tải hành khách của VNA trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 78 - 83)