- Hành khách đánh giá cao sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của
b) Thị trường thuê máy bay khan hiếm và đắt đỏ, giá nhiên liệu tăng cao
Trong năm 2006, khó khăn lớn nhất của VNA là thuê máy bay, dù phí rất đắt mà vẫn không thuê được; Hãng muốn thuê thêm 4 chiếc A320 nhưng vẫn không có kết quả, thậm chí muốn thuê thêm Boeing 777 trên thị trường không có, mặc dù năng lực khai thác của Hãng VN có thể tăng trưởng gấp đôi GDP.
Năm 2005 thị trường dễ dàng hơn, hãng đã chớp thời cơ mua được một số máy bay Boeing 777, 10 chiếc A321 và 4 Boeing 787, nhưng phải tới 2008-2010 họ mới giao hàng, trong khi Hãng cần máy bay ngay để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay việc thuê máy bay của VNA đã được cải thiện do sau một thời gian "thai nghén", vào tháng 09/2007, công ty cổ phần cho thuê máy bay đầu tiên của VN mang tên VALC chính thức tuyên bố ra mắt tại Hà Nội. Đây là cú bắt tay lớn
giữa 5 đại gia có tiềm lực về mặt tài chính gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines), Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tập đoàn Dầu khí quốc gia (Vietnam Petro) và Tổng công ty Phong Phú trong lĩnh vực kinh doanh mới mua và cho thuê máy bay. Tổng giám đốc BIDV - Trần Bắc Hà cho hay giai đoạn trước mắt, VALC sẽ đàm phán ký hợp đồng mua và thuê máy bay tầm trung, tầm xa của các hãng Airbus, Boeing. Số máy bay này sẽ được cho Vietnam Arilines thuê khai thác các tuyến bay ngắn TP HCM - Phú Quốc, TP HCM - Nha Trang, Hà Nội - Đồng Hới, Hà Nội - Hạ Long.
Từ năm 2004 đến nay giá dầu thế giới liên tục tăng gây khó khăn cho nhiều ngành nghề kinh doanh đặc biệt là ngành giao thông vận tải trong đó có hoạt động vận tải của VNA. Ngày 07/10/2007, giá dầu thế giới vọt lên 52 USD/ thùng và với tình trạng giá dầu không có xu hướng giảm như thế đến cuối năm 2004 VNA ước thiệt hại trên 500 tỷ đồng.
Theo tính toán sơ bộ, chi phí nguyên liệu đầu vào của VA tăng hơn so với dự kiến giá kế hoạch trong năm 2004 tới gần 400 tỷ đồng. Trong khi đó phụ thu xăng dầu cộng vào giá vé chỉ đem lại cho VA khoảng 50-60 tỷ đồng. Nếu cuối năm Nhà nước miễn thuế nhập khẩu nhiên liệu, VA cũng chỉ giảm được 25 tỷ đồng chi phí. Trước tình hình này, để tăng lợi nhuận, VA đã đề ra một loạt biện pháp tiết kiệm như giảm chi phí quảng cáo, dịch vụ trên không, mặt đất, hành chính, điện thoại, xe cộ...
Trong năm 2005 giá nhiên liệu lại tiếp tục tăng, 3 tháng đầu năm giá nhiên liệu trung bình là 52 USD/thùng, 9 tháng cuối năm, Tổng Cty dự kiến giá sẽ tăng vọt lên 60 USD. Với mức này, dự trù chi phí nhiên liệu chênh so với kế hoạch là 540 tỷ đồng, tương đương mức lãi trong một năm của Vietnam Airlines nếu các điều kiện về bán hàng, khai thác thị trường không có gì thay đổi. Không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của VNA mà giá dầu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới các hang hang không lớn trên thế giới. Hãng hang không Nhật Bản tăng giá vé để một
phần bù đắp cho khoản thua lỗ do nhiên liệu tăng giá đã làm cho lượng khách đi lại trên các chuyến bay của hang hang không Nhật Bản giảm 0,5% trong năm 2005. Các hang hang không Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các hang đều cảnh bảo khả năng thua lỗ nặng trong năm 2005 mặc dù doanh thu vẫn tăng và lượng khách chuyên chở cũng tăng.
Từ cuối năm 2005 đến đầu năm 2006, giá dầu liên tục biến động từ 65 USD/thùng (cuối năm 2005) đến tháng 004/2006 giá đã lên gần 71 USD/thùng. Với mức giá này, dự trù chi phí nhiên liệu của Vietnam Airlines trong 3 tháng đầu năm chênh lệch so với kế hoạch đề ra khoảng 10%.Với các chuyến bay quốc tế thì mức ảnh hưởng không đáng kể vì hãng được phép thu khoản phụ phí dựa theo sự biến động của giá dầu. Tuy nhiên, đối với những chuyến bay nội địa, giá vé thấp, phụ phí không được thu, lỗ là chuyện khó tránh khỏi.Nếu như năm 2005, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 17% trong cơ cấu giá thành của Vietnam Airlines thì trong 3 tháng đầu năm 2006, con số này là gần 30% khiến doanh thu giảm sút.
Theo Vietnam Airlines, giá dầu năm 2007 có lúc lên tới 78,5 USD/thùng (năm 2005 là gần 66 USD/thùng), tăng trên 18% so với dự kiến trong kế hoạch, làm chi phí nhiên liệu bay cả năm tăng khoảng 767 tỷ đồng. Chi phí khai thác tại các cảng hàng không cũng tăng khoảng 54 tỷ đồng, cộng với giá thuê máy bay tăng đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của hãng trong năm.
Nếu giá nhiên liệu tiếp tục ở mức cao như trên trong thời gian dài chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn khu vực và làm cho nhu cầu vận chuyển bằng đường hang không sẽ suy giảm.