Củng cố công tác quản lý và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 69 - 73)

- Hành khách đánh giá cao sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của

g) Sự nhận thức hạn chế của người dân:

3.2.3. Củng cố công tác quản lý và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

chất lượng cao

Song song với đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, đổi mới hệ thống quản lý điều hành, một yêu cầu bắt buộc là VNA phải thực thi chiến lược đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế để vận hành và khai thác có hiệu quả hệ thống đó. Trong 10 năm qua, VNA đã triển khai đào tạo huấn luyện trong và ngoài nước cho gần 18.000 lượt người, trong đó chủ yếu là người lái, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý. Từ chỗ đi thuê toàn bộ tổ lái và máy bay vào những năm 1993-1994, đến nay

VNA đã đào tạo, chuyển loại và đáp ứng được 80% lái chính, 90% lái phụ cho B- 777/767, A-320/321; 100% người lái cho ATR -72 và Fokker -70. Hơn 900 lượt kỹ sư, thợ máy được đào tạo và chuyển loại tại nước ngoài năm 2002, gần 1100 lượt người năm 2003. Đến nay, đội ngũ kỹ thuật có khả năng đảm nhận hầu hết các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực bảo dưỡng máy bay mà trước đây phải thuê nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ, đòi hỏi người quản lý và độ ngũ công tác chuyên môn phải chủ động nắm bắt sự đổi mới, phải biết thay đổi cái mình đang có sao cho phù hợp và thích nghi với sự đổi mới, hay nói một cách khác là phải biết quản trị sự đổi mới một cách hiệu quả và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo. Do đó, để có đủ nguồn nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ hiện đại, đẩy nhanh quá trình hội nhập, hợp tác và nâng cao sức cạnh tranh, công tác đào tạo nguồn nhân lực của VNA cần tập trung vào những định hướng sau:

+ Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KHCN và chuẩn hoá đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế một cách đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh và với tỷ lệ hợp lý giữa các chuyên ngành.

+ Xây dựng chương trình đào tạo - huấn luyện theo nguyên tắc đi tắt, đón đầu, với nội dung được cập nhật thường xuyên, phù hợp với tứng lĩnh vực chuyên ngành và theo sát chiến lược phát triển của Tổng công ty. Đồng thời, hoàn thịên hệ thống tổ chức, quản lý đào tạo - huấn luyện của VNA.

+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo - huấn luyện và tăng cường ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại vào công tác đào tạo - huấn luyện như đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo qua Internet, kết hợp đào tạo tại chỗ, gửi ra nước ngoài và đào tạo trong nước.

+ Chú trọng phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý. Việc lựa chọn, đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực quản lý là đòi hỏi tất yếu trước sức ép cạnh tranh toàn cầu. Bản chất của quá trình đổi mới và hiện đại hoá công nghệ quản lý- điều hành là đổi mới tổ chức, thiết lập và vận hành hệ thống các qui trình theo tiêu

chuẩn quốc tế tiên tiến. Vì vậy, phải căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường để trang bị và cập nhật những kiến thức quản lý hiện đại cho nguồn lực này, đặc biệt là những người có kiến thức và năng lực lãnh đạo, quản lý.

+ Có chính sách phù hợp khuyến khích người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thực; lập kế hoạch tái đào tạo người lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thức tế sản xuất kinh doanh.

Trước xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt và toàn cầu hoá thị trường vận tải hàng không đối với VNA, song song với việc thực thi chiến lược đổi mới công nghệ thì quan tâm đến yếu tố con người, thường xuyên tăng cường đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực là những nhân tố then chốt cho VNA vững bước trên con đường hội nhập.

Phi công là một trong những nguồn lực quan trọng đối với phát triển của một hãng hàng không. Trong thời gian qua VNA đã tốn một khoản không nhỏ cho việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ phi công tại nước ngoài. Hướng tới sự tăng trưởng và phát triển bền vững, đồng thời để tiết kiệm kinh phí đào tạo phi công cơ bản, VNA đã từng bước nâng cao điều kiện cơ sở huấn luyện bay để tiến tới huấn luyện, đào tạo phi công ở trong nước. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành hàng không dân dụng nói chung và của VNA nói riêng. Trước hết, VNA đã phối hợp với Học viện Hàng không thuộc cục hàng không Việt Nam chuẩn bị thực hiện thử nghiệm dự án đào tạo 12 phi công cơ bản tại trường bay huấn luyện Cam Ranh. Mặt khác, kế hoạch dài hạn về đào tạo phi công cơ bản cho nhu cầu của VN trong 3 đến 5 năm tới đã được xây dựng nhằm sớm bổ sung lực lượng phi công cho hoạt động khai thác đang tăng trưởng ổn định. Trung tâm huấn luyện bay là đơn vị chính của VNA thực hiện công tác huấn luyện, đào tạo phi công. Công tác huấn luyện cho lực lượng phi công đã từng bước được chuyển giao công nghệ, từ việc thuê phi công nước ngoài phụ trách, quản lý cho đến nay, phần lớn công tác này đều do giáo

viên Việt Nam đảm trách.

Đội ngũ giáo viên của trung tâm huấn luyện bay luôn chú trọng phát triển tính chuyên nghiệp trong hoạt động giảng dạy. Bên cạnh đó, Trung tâm huấn luyện bay đã hoàn thành việc biên soạn và chuẩn hoá hệ thống tài liệu giáo trình chuẩn theo quy định. Mặt khác, các giáo trình huấn luyện, các giáo án cũng không ngừng được cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, các chính sách, quy định mới nhằm đảm bảo giữ vững các tiêu chuẩn và nâng cao chất lượng huấn luyện cho tất cả các đối tượng. Trong tương lai, Trung tâm huấn luyện bay đã có định hướng xây dựng hệ thống huấn luyện điện tử (E- learning) cho toàn bộ đối tượng khai thác nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian mà hiệu quả vẫn cao. Về cơ sở vật chất của Trung tâm huấn luyện bay, VN đang giành sự ưu tien khá tốt để đáp ứng yêu cầu huấn luyện, đào tạo phi công bao gồm huấn luyện học viên dự khoá bay, lý thuyết phi công chuyển loại đối với các loại tàu bay đang khai thác và huấn luyện định kỳ cho phi công. Nhiều thiết bị huấn luyện phi công chuyên dụng đã có như CBT B777, CBT B 767, VACBI ATR72, FMGSS A320, FTD A320; các cửa huấn luyện ATR 72, F70, A320, B767, B777. Ngoài ra, hệ thống CBT A330 đã được duyệt và đang chờ mua. Đặc biệt VN đang bước đầu lập dự án lớn về đầu tư thiết bị mô phỏng SIM A320, hứa hẹn trong vài năm tới có thể đào tạo thực hành trên thiết bị cho phi công chuyển loại A320 trong nước.

Huấn luyện, đào tạo phi công là công cuộc tốn kém về tiền bạc và thời gian nhưng đã được VNA giành nhiều sự quan tâm để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động khai thác máy bay và không ngừng phát triển đội bay trong những năm tới. (Bản tin của tổng công ty hàng không VN - Số 118 – Tháng 11/2006)

Về vấn đề tiêu cực xẩy ra trong thời gian qua trong đội ngũ phi công và tiếp viên hàng không của VNA đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Hãng, ban lãnh đạo Hãng cũng như các phòng ban liên quan đã có những chủ trương kiên quyết đẩu tranh chống tiêu cực bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ đảng viên, nhân viên tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực.

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khoá X, chỉ thị của tổng giám đốc về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đảng uỷ Đoàn tiếp viên đã kịp thời xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công tác đấu tranh chống tiêu cực. Mở rộng cuộc vận động “Tiếp viên hàng không nói không với tiêu cực”. Đồng thời làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng để động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực trong công tác đấu tranh chống tiêu cực và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm khắc tất cả các trường hợp vi phạm. Bằng sự quyết tâm của Ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên nên thời gian vừa qua số vụ việc tiêu cực đã giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phảt triển hoạt động vận tải hành khách của Vietnam Airlines (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w