Tình hình nghiên cứu về CYFRA21-1 trong tế bào ung thư phổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu kháng nguyên CYFRA21 1 nhằm phát triển KIT chẩn đoán ung thư phổi (Trang 32 - 36)

Trên thế gii

Các chất chỉ thị khối u là những đại phân tử khi xuất hiện ở những bệnh nhân ung thư có nồng độ thay đổi theo chiều hướng tăng lên liên quan đến sự phát sinh, tăng trưởng của những khối u ác tính. Các chỉ thị này có thể chia làm các dạng sau:

- Chỉ thị tế bào: bao gồm các kháng nguyên trên bề mặt tế bào, các thụ thể hormone và thụ thể yếu tố tăng trưởng, những biến đổi gen của tế bào.

- Chỉ thị thể dịch: bao gồm các chất thể dịch xuất hiện với nồng độ quá mức bình thường trong huyết thanh, nước tiểu hoặc các dịch khác của cơ thể. Các chất này được tổng hợp trực tiếp từ khối u hoặc được tạo thành như là một phản ứng của cơ thểđối với khối u [4], [53].

Thực tế cho thấy, các chỉ thị thể dịch có nhiều ưu điểm hơn chỉ thị tế bào trong việc chẩn đoán, đặc biệt là việc thu mẫu bệnh phẩm và tiến hành xét nghiệm. Do đó, người ta chủ yếu sử dụng các chỉ thị thể dịch trong chẩn đoán ung thư.

Trên thế giới, việc nghiên cứu và xác định vai trò của kháng nguyên ung thư nói chung, UTP nói riêng đã được nghiên cứu vào những năm nửa sau của thế kỷ XX. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này thực sự được phát triển mạnh mẽ, có giá trị y học, giá trị thực tiễn lớn và rõ trong những năm gần đây.

Hatzakis và cộng sự (2002), đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu bệnh phẩm của 102 bệnh nhân mắc ung thư phổi có độ tuổi từ 54-71. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 84 bệnh nhân (82%) mắc ung thư không phải tế bào nhỏ (NSCLC), trong đó có 34 bệnh nhân (33%) mắc ung thư tế bào sừng (SQCLC), 23 bệnh nhân (22,5%) mắc ung thư tế bào tuyến, 24 bệnh nhân (23,5%) mắc ung thư tế bào lớn (LCC), còn lại 18 bệnh nhân (18%) mắc ung thư tế bào nhỏ (SCLC) [41], [42].

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, UTP dạng NSCLC chiếm tỉ lệ lớn trong các dạng UTP. Quan trọng hơn là trong các nghiên cứu này, đã cho thấy rõ sự khác biệt về hàm lượng của CYFRA21-1 trong dịch cơ thể của bệnh nhân UTP dạng NSCLC so với hàm lượng CYFRA21-1 trong dịch cơ thể của người bình thường và những bệnh nhân ung thư khác.

Thông thường, trong dịch cơ thể của người bình thường hoặc những bệnh nhân UTP dạng SCLC và một số bệnh khác thì hàm lượng CYFRA21-1 duy trì ở mức thấp và có giá trị vào khoảng 3,3 ng/ml. Tuy nhiên, những bệnh nhân UTP dạng NSCLC thì hàm lượng CYFRA21-1 trong dịch cơ thể là rất cao, vượt xa mức ngưỡng 3,3 ng/ml [27], [33], [40], đây là cơ sở tốt để CYFRA21-1 được sử dụng như là một chỉ thị xác định, chẩn đoán UTP dạng NSCLC.

Một số nghiên cứu khác về chỉ thị UTP đã cho thấy, mối quan hệ hóa sinh của các sợi protein trung gian trong cấu trúc bộ xương tế bào với UTP cũng như giá trị tiên lượng của kháng nguyên UTP [12], [30], [53]. Ngoài ra, các nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009) [26]; Holdenrieder và cộng sự (2009) [44]; Pavićević và cộng sự (2008) [74] cho thấy, mối quan hệ tuyến tính của hàm lượng CYFRA21-1 đối với sự phát triển của UTP dạng NSCLC. Mặt khác, vai trò, tầm quan trọng của CYFRA21-1 trong quá trình theo dõi tiến triển của UTP dạng NSCLC đã được nghiên cứu và khẳng định [61], [67], [109], đây là cơ sở khoa học trong việc sử dụng phương pháp định lượng kháng nguyên CYFRA21-1 để chẩn đoán UTP.

Các chỉ thị CYFRA21-1; enolase đặc hiệu tế bào thần kinh NSE; kháng nguyên polypeptide TPA; kháng nguyên ung thư thai CEA; CA125 và kháng nguyên ung thư tế bào sừng SCCA ... đang được sự quan tâm tích cực của các nhà khoa học trên thế giới với mục đích chẩn đoán sớm và định hướng điều trị ung thư cũng như theo dõi tiến triển của tế bào ung thư [18], [29], [68].

Giá trị tiên lượng của CYFRA21-1 trong chẩn đoán sớm UTP dạng NSCLC đã được khẳng định bởi một số các nghiên cứu trong những năm gần đây [60], [63], [71], [72], [93]. Trong một số các nghiên cứu khác, người ta nhận thấy, nồng độ của CYFRA21-1 liên hệ rất chặt chẽđến tỷ lệ sống sót, đến giai đoạn phát triển của bệnh (hàm lượng CYFRA21-1 càng cao thì di căn đã lan rộng và khả năng tử vong càng lớn) [15], [17], [54], [64], [69].

Như vậy, CYFRA21-1 là một trong những kháng nguyên đã và đang được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

Ti Vit Nam

Ở nước ta, kỹ thuật di truyền đóng vai trò then chốt trong sinh học hiện đại; với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật gen, chúng ta đã có thể tiến hành các nghiên cứu về sự sống ở mức độ phân tử. Đặc biệt trong lĩnh vực y

học, công nghệ gen đã giúp cho việc nghiên cứu sâu về các bệnh di truyền, về ung thư, về miễn dịch và liệu pháp gen trong điều trị các bệnh di truyền… Hướng nghiên cứu tạo các kháng thể đơn dòng, đơn chuỗi có khả năng nhận biết và liên kết đặc hiệu với các kháng nguyên đích bằng kỹ thuật tế bào và kỹ thuật gen là vấn đề trọng tâm nghiên cứu của Phòng Công nghệ Tế bào Động vật - Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay.

Các công trình nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, vai trò y học của các kháng nguyên HER-2/neu trong ung thư vú, kháng nguyên CYFRA21-1 trong UTP, kháng nguyên CD20, CD25, CD33 trong ung thư máu, kháng nguyên EPCA trong ung thư tuyến tiền liệt [4], [5], [6], [9]. Đây là cơ sở để tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị. Vấn đề này, hiện đang được tiến hành nghiên cứu với quy mô hiện đại, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Từ những kết quả trên cho thấy, việc nghiên cứu kháng nguyên ung thư và tạo kháng thể đặc hiệu kháng nguyên ung thư là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách, đáp ứng được nhu cầu trong chẩn đoán và điều trị.

1.3. Kháng thể

Kháng thể (antibody) là các phân tử Ig (có bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra giúp hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ. Mỗi kháng thể chỉ

có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất. 1.3.1. Một số kháng thể đang được sử dụng trong nghiên cứu và thực tiễn

hiện nay

Năm 1975, công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng hybridoma ra đời, đã mở đầu cho thời kỳ sản xuất kháng thể với lượng lớn và thuần khiết phục vụ cho y, sinh học. Đồng thời cũng là tiền đềđặt nền móng cho các công nghệ

và liệu pháp kháng thể đơn dòng tái tổ hợp ra đời với mục tiêu là tạo ra một kháng thể có tác dụng điều trị cao nhất [4]. Đến nay đã có nhiều loại kháng thể được tạo ra theo nhiều phương pháp khác nhau, nhằm phục cho nghiên cứu và ứng dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo kháng thể tái tổ hợp đặc hiệu kháng nguyên CYFRA21 1 nhằm phát triển KIT chẩn đoán ung thư phổi (Trang 32 - 36)