Mờ hóa nhân vật – sự khám phá con người ở chiều sâu tâm linh

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại) (Trang 88 - 96)

CÁC DẠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ TỔ CHỨC KẾT CẤU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN

3.1.3. Mờ hóa nhân vật – sự khám phá con người ở chiều sâu tâm linh

Mờ hóa vốn là bản chất tự sự của văn xuôi hư cấu hiện đại, hậu hiện đại. Mờ hóa được xem là một nguyên tắc, được sử dụng có chủ định nhằm “tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ, qua đó đối tượng được miêu tả hiện lên không rõ ràng, cụ thể” [113, tr.521]. Điều này nhằm kích thích khả năng đồng sáng tạo của độc giả.

Năm 2001, từng có cuộc tranh luận về việc có hay không có nhân vật trong truyện ngắn trên báo Văn nghệ trẻ. Tại đây vấn đề nhân vật trong truyện ngắn được

đặt ra. Với truyện ngắn, liệu nhân vật có phải là yếu tố không thể thiếu? Đã tồn tại cả hai khuynh hướng hoặc đề cao quá mức vai trò của nhân vật, hoặc phủ nhận nó. Đã từng có ý kiến phê bình các cây bút trẻ chưa tạo dựng được nhân vật trong truyện ngắn và theo tác giả bài viết “các tác giả chỉ thực sự vĩ đại khi để lại một mẫu nhân vật nào đó” [95]. Vấn đề này cần được xem xét lại, liệu đây có phải là đòi hỏi cứng nhắc hay không vì quan niệm thể loại và thực tiễn sáng tác truyện ngắn hôm nay đã khác trước. Nhà văn Đỗ Chu quan niệm:

“Với tôi, thường cốt truyện không thành vấn đề lắm. Và cả nhân vật nữa, giữa nhân vật với tôi không có những phân biệt đáng kể. Tôi không bám vào hiện tượng quan sát được, mà thường ướm mình vào nhân vật, không giả sử mình đóng vai người khác sẽ ra sao, mà thường giả sử trong trường hợp đó, mình sẽ xử sự ra sao. Tôi muốn huy động vai trò bản thân tới mức cao nhất. Và mỗi truyện ngắn trở thành một mảnh của sự phân thân” [122, tr.68]

Trong truyện ngắn trước 1975, nhân vật thường là nhân tố không thể thiếu, nhân vật được xem là thành tố quan trọng trong việc tạo dựng cốt truyện và nhà văn thường hướng tới việc xây dựng những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Với truyện ngắn đổi mới việc tạo dấu ấn cho nhân vật không phải là quan trọng, điều cốt yếu là nhân vật khi tham gia vào truyện ngắn có đem lại giá trị nghệ thuật không, sự hiện diện hay không hiện diện của nhân vật cũng được xem như một thủ pháp nghệ thuật nhằm biểu đạt dụng ý nghệ thuật nào đó. Trong nhiều truyện ngắn đương đại nhân vật vẫn hiện diện nhưng đã được mờ hóa.

Bởi vậy nhân vật có lúc chỉ hiện diện như một cái cớ, tác giả không có ý định điển hình hóa nhân vật. Khó có thể tìm thấy những kiểu dạng nhân vật được cho là biểu trưng, đại diện cho một tầng lớp người nào đó trong xã hội trong truyện ngắn hiện nay. Nhà văn có ý thức khước từ sự định danh, định tính cho nhân vật, “tẩy trắng” những gì dính líu tới nhân vật. Với việc sử dụng thủ pháp mờ hóa, nhân vật thường được đặt trong nhiều trạng thái, đặc điểm tính cách và số phận trở nên mờ nhạt mà thay vào đó là những xung đột bên trong. Ở truyện ngắn Ánh trăng (Nguyễn Bản), số phận, những biến cố trong cuộc đời nhân vật vẫn được hiện diện nhưng điều ám ảnh người đọc lại là những xung đột bên trong, những trạng thái tâm lý của nhân

vật “tôi” sau những lần tiếp xúc với “người chị”. Nhân vật thường được khắc họa qua những trăn trở, băn khoăn thậm chí là nghi hoặc của nhân vật “tôi” về tình cảm của anh ta với người chị họ của mình. Liệu đó có phải là tình yêu không khi suốt quãng đời từ mười ba tuổi đến lúc trưởng thành anh luôn ám ảnh bởi vẻ đẹp của người chị, nhất là vẻ đẹp của người đàn bà đang ngủ dưới trăng, để rồi trong suốt quãng đời còn lại, anh không có tình cảm và có thể gắn kết cuộc đời với bất kỳ người đàn bà nào. Nhân vật vẫn đi tìm trong ánh trăng, “ánh trăng từ chị hắt ra đêm hôm ấy, cái đêm tôi còn làm một thiếu niên trong trắng, ngây thơ, ánh trăng và mùi phấn rôm làm tôi xao xuyến, chơi vơi mãi trong đời”. Hướng điểm nhìn trần thuật vào nội tâm nhân vật, trong nhiều truyện ngắn của Y Ban, số phận nhân vật không phải là điểm nhấn mà cái ám gợi với người đọc là những trạng huống cảm xúc mà nhân vật đã trải (Người đàn bà có ma lực, Sau chớp là giông bão, Người đàn bà và những giấc mơ…). Với

Người đàn bà có ma lực, tựa vào cảm giác của nhân vật trong thời khắc cô đơn và trống trải, ngòi bút Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn xúc cảm của nhân vật. Câu chuyện về quãng đời đã qua của người đàn bà này được tái hiện qua từng trang nhật ký – một quá khứ “sống động và dàn trải” lần lượt hiện về với những cơn sóng lòng trăn trở và khắc khoải. Người đàn bà và những giấc mơ là cả một quá trình đấu tranh nội tâm quyết liệt của người đàn bà luôn cảm thấy thiếu hụt trong đời sống vợ chồng. Để khỏa lấp những khoảng trống trong tâm hồn, để bù đắp sự thiếu hụt, nàng đã ngoại tình trong những giấc mơ. Những giằng xé giữa bản năng và bổn phận, giữa ý thức đạo lý và khát khao bản năng đã tạo nên những đợt sóng nội tâm của nhân vật. Không có nhân vật điển hình mà chỉ có “tâm trạng cá nhân điển hình” những phức thể tính cách và tâm lý. Nhân vật hiện diện bởi những cảm giác, những suy nghĩ của một cá nhân trong những trạng thái đời sống.

Trong truyện ngắn Phạm Thị Hoài nhân vật thường được tạo dựng như một trạng thái tồn tại hoặc một ý niệm về đời sống (Năm ngày, Trong cơn mưa, Thực đơn chủ nhật). Nhân vật trong truyện ngắn Trong cơn mưa, không hiện diện với đầy đủ ngoại hình và đặc điểm tính cách mà chỉ là trạng thái của nhân vật “tôi” trong lúc ngồi đợi một người bạn trong cơn mưa. Người bạn đã không đến, trời vẫn mưa triền miên, anh ta ngồi quan sát những vị khách vào quán rồi suy ngẫm về con người và

cuộc đời. Trong Phù phiếm truyện của Phan Việt nhân vật không có tiểu sử, tính cách mà chỉ còn là một cái tên, một ký hiệu, một biểu tượng. Ở đây, nhân vật đã không hiện diện bằng những hình dung diện mạo rõ rệt, không cá tính, đường viền lịch sử nào. Nhân vật không được “mô tả đầy đủ từ ngoại hình đến nội tâm, từ cá nhân đến các quan hệ xã hội cũng như quá trình phát triển tính cách” [181].

3.1.3.1 Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật

Trong nhiều truyện ngắn đương đại, nhân vật có thể bị xóa mờ những đường viền lịch sử, ngay cả tên nhân vật cũng thường được viết tắt. Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhiều nhân vật chính không có lý lịch, không tên tuổi. Việc mờ hóa, tẩy trắng tên nhân vật này phù hợp với hoàn cảnh sống và biểu hiện số phận lẻ loi, con người nhỏ bé, không biết tên nhân vật là gì, từ đâu đến (Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ). Đó có thể là cô bé Câm, anh Tìm Nội (Gió lẻ) - những nhân vật thậm chí không có một cái tên để định danh, cũng có thể là những nhân vật không tên mà thường được gọi gắn với ngôi xưng: ông, bà, mẹ, chị,…(Chuyện của Điệp, Cải ơi). Nhiều nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái không tên tuổi, gốc gác mà được định danh bởi nghề nghiệp, địa vị: chàng thư ký tòa soạn, ông tổng biên tập, họa sỹ, nhà văn, ông giám đốc, gã chuyên viên. Cố tình xóa nhòa lai lịch nhân vật, tác giả đã gắn cho nhân vật những tên gọi kiểu như Thằng Rú, thằng Phập, thằng Bạo, Cá Sấu 1,… (Bến Ô sin, Lọt sàng xuống nia, Tờ khai Visa, Tin thật lòng). Với những kiểu tên gọi được ký hiệu hóa (K trong Phù phiếm truyện – Phan Việt) nhân vật dường như bị thủ tiêu bản sắc cá nhân, nhân vật hiện hữu trong tác phẩm cũng như trong cuộc đời không cần căn cước.

Hiện tượng tước bỏ tên gọi của nhân vật còn có thể bắt gặp trong sáng tác của cây bút trẻ Nguyễn Danh Lam (cả tiểu thuyết và truyện ngắn). Lý giải về dụng ý nghệ thuật này, Nguyễn Danh Lam cho rằng:

“Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết cũng như trong truyện ngắn của tôi từ trước đến nay đều vô danh, hoặc nếu “hữu danh thì cũng chỉ là một “cái gì đó” để gọi vậy, chứ không phải tên! Ngoài tên, họ còn không có cả lai lịch và nhiều thứ thuộc về cá nhân khác nữa. Cái này không do tôi quyết định,

mà do tôi nhìn thấy họ trong cuộc đời này và tôi phản ảnh họ vào tác phẩm như vậy” [83].

Ngoài ra còn có những kiểu dạng nhân vật lưỡng hóa được khắc họa bởi thủ pháp tương phản, kiểu nhân vật lưỡng diện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: nhân vật lịch sử - phản lịch sử (Vàng lửa, Kiếm sắc), cổ tích - phản cổ tích (Trương Chi).

3.1.3.2. Mờ hóa và trạng thái vô thức

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại văn minh kỹ trị với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của truyền thông đa phương tiện. Nhưng đồng thời cũng tồn tại một nghịch lý: sự hiện diện của văn minh vật chất không phải bao giờ cũng đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu của con người, thêm vào đó, còn có nhiều vấn đề trong đời sống khoa học không thể lý giải. Văn học trước đổi mới thường tập trung thể hiện con người ở tư cách công dân, con người gắn liền với những mối quan hệ cộng đồng, dân tộc. Sau chiến tranh, các nhà văn chú ý khai thác và thể hiện nhân vật trên nhiều bình diện. Con người với những vấn đề vô thức và bản năng là một phương diện nổi bật thể hiện sự đổi mới trong cách xây dựng nhân vật của truyện ngắn sau chiến tranh. Điều này gần gũi với học thuyết Freud.

Học thuyết Freud vốn khởi phát từ lĩnh vực y học, về sau có ảnh hưởng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có văn học. Sự ra đời, phát triển và ứng dụng của học thuyết đánh dấu một bước tiến mới của khoa học nhân văn, phân tâm học được xem như chìa khóa để giải mã thế giới bên trong, nhận thức những biểu hiện đời sống vi tế của con người: từ đời sống của cá nhân nhà văn – chủ thể sáng tạo đến sự khúc xạ vào tác phẩm nghệ thuật, vào thế giới nhân vật. Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn đổi mới cũng là một cách tiếp cận với quá trình sáng tạo, với những thay đổi trong tư duy sáng tạo hay nói cách khác là sự trở về với bản thể của văn học, với những biểu hiện của tâm lý sáng tạo nghệ thuật – điều mà trước đây họ chưa có điều kiện bộc lộ một cách đầy đủ và trực diện.

Vô thức vốn là phạm trù mang tính bản nguyên. Tuy nhiên vấn đề này trong văn học trước đây chưa được nhìn nhận thấu đáo. Khi con người được nhìn nhận và đánh giá ở nhiều chiều kích thì những vấn đề của vô thức, của đời sống tâm sinh lý

có cơ hội được bộc lộ. Đây là một biểu hiện của nguyên tắc mờ hóa nhằm khám phá và biểu hiện con người ở nhiều chiều kích.

Khác với quan điểm của nhiều triết gia vốn đánh đồng tâm trí và ý thức, theo Freud, chỉ một phần nhỏ của tâm trí là hữu thức, phần còn lại là vô thức, gồm những ý nghĩ không được thừa nhận và không được ý thức, nhưng chính chúng lại là động cơ của hành vi. Nhân vật Hoài trong Xin hãy tin em (Nguyễn Thị Thu Huệ) luôn sống với bản năng vốn có, với con người đích thực của chính mình. Trong cô luôn tồn tại một cái tôi muốn cựa quậy. Khác với những người bạn sinh viên cùng phòng, cùng lớp, cô là một cá thể độc lập, sống và hành xử theo sở thích cá nhân, những khuôn phép và định kiến đối với những cô gái mới lớn dường như không ngăn cản được hành vi của cô. Ngay cả khi cô gặp được người mình yêu và hạnh phúc tưởng như đã ở trong tầm tay, dù cô có ý thức điều chỉnh hành vi của mình đi chăng nữa thì bản năng của một thời ham chơi trong Hoài vẫn thức dậy khi tiếng nhạc vang lên với men nồng từ những ly rượu màu sóng sánh trong bữa tiệc sinh nhật tại nhà người yêu. Để rồi dù Hoài có tỉnh ngộ và ân hận thì sự tan vỡ của một cuộc tình với cô là điều không tránh khỏi.

Kiểu dạng nhân vật với những đặc điểm của con người tự nhiên vốn dĩ ít được các nhà văn trước đây thể hiện thì đến nay thường được khai thác và biểu hiện trong các truyện ngắn. Điều này cho thấy những thay đổi trong tư duy nghệ thuật trong quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn hiện nay.

• Giấc mơ như một biểu hiện của trạng thái vô thức:

Giấc mơ vốn tồn tại trong mỗi con người ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Giấc mơ là thực thể vô hình vừa có sợi dây liên hệ với đời sống của mỗi cá nhân nhưng lại rất khó lý giải. Phân tâm học đã có những kiến giải về giấc mơ. Freud quan niệm giấc mơ là “kí hiệu của ham muốn”, chúng là “biểu hiện, thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén”. Jung lại cho rằng: giấc mơ là sự “tự thể hiện một cách tự phát và tượng trưng cái thực trạng của vô thức”, giấc mơ phản chiếu đời sống tâm sinh lý của con người, chứa đựng chiều sâu tâm linh. Dù là trạng thái khó nắm bắt nhưng giấc mơ lại không phải là cái gì khác hiện thực, giấc mơ không phải là sự trốn chạy đời sống. Giấc mơ trong đời sống và trong văn chương là kết quả của

những trải nghiệm, của sự tích lũy vốn sống và với người viết việc sử dụng giấc chiêm bao có thể được xem là những ẩn dụ hay là những bình giải về hiện thực.

Khảo sát truyện ngắn Việt Nam đương đại có thể thấy giấc mơ được trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm như một ám ảnh nghệ thuật: Lời hứa của thời gian (Nguyễn Quang Thiều), Con gái thủy thần, Giọt máu, Cún, Những người thợ xẻ, Huyền thoại phố phường, Không có vua; Tâm hồn mẹ (Nguyễn Huy Thiệp); Phiên Chợ Giát

(Nguyễn Minh Châu); Vết son, Người đoán mộng giỏi nhất thế gian, Giấc mơ, Tổ khúc bốn mùa (Phạm Thị Hoài); Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Giọt buồn giáng sinh, Bán cốt, Máu của lá, Đêm bướm ma (Võ Thị Hảo); Người đi tìm giấc mơ, Phù thủy, Ám ảnh (Nguyễn Thị Thu Huệ); Cơn mưa hoa mận trắng (Phạm Duy Nghĩa), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư).

Nếu như trong văn học dân gian, văn học trung đại, giấc mơ xuất hiện gắn liền với chức năng điềm báo, với quan niệm tín ngưỡng dân gian thì giấc mơ trong truyện ngắn Việt Nam đương đại được biểu hiện ở nhiều dạng thức và dù ở dạng thức nào thì nó cũng góp phần tái hiện đời sống thực, là cách thức để nhà văn khám phá những ẩn khuất của con người bên trong. Có giấc mơ xuất hiện như một ám ảnh về quá khứ. Sau chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, với giảng đường đại học nhưng nhân vật Thảo trong Người sót lại của rừng cười luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ của thời thơ bé và giấc mơ tuổi thanh xuân - ký ức về những năm tháng cô và đồng đội sống và chiến đấu ở rừng cười. Giấc mơ với Thảo là những ám ảnh về quá khứ. Ở Vào một đời sống khác - truyện ngắn trong tập truyện mới nhất Thành phố đi vắng

của Nguyễn Thị Thu Huệ - lại khai thác vấn đề giấc mơ khá thú vị. Nhân vật Mai phải tìm đến bác sỹ để điều trị căn bệnh đau đầu mà nguyên nhân của nó là những giấc mơ. Ám ảnh triền miên về những gì xảy ra trong giấc mơ hằng đêm khiến cô mắc phải chứng bệnh đau đầu. Bác sỹ cho cô dùng một loại thuốc an thần và sau khi sử dụng thuốc thì những ám ảnh của giấc mơ đã không còn hành hạ cô như trước, chứng bệnh đau đầu cũng được cải thiện. Nhưng sau tất cả, chính Mai đã nhận ra

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại) (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w