NGÔN NGỮ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
4.2.3. Trần thuật nhiều chủ thể, sự di động điểm nhìn và đan xen giọng nhiều giọng điệu trần thuật
giọng điệu trần thuật
Theo lý thuyết tự sự, trong một văn bản nghệ thuật điểm nhìn sẽ quy định giọng điệu trần thuật hay nói cách khác một trong những yếu tố chi phối đến giọng điệu trần thuật trong một tác phẩm là điểm nhìn trần thuật. Mỗi điểm nhìn khác nhau sẽ tạo ra giọng điệu khác nhau, sự thay đổi điểm nhìn sẽ dẫn đến hệ quả thay đổi giọng điệu. Trong thực tiễn sáng tác truyện ngắn Việt Nam đương đại có thể thấy, nhiều tác phẩm đã được viết dưới hình thức phối hợp các ngôi kể với sự di động của nhiều điểm nhìn trần thuật. Sự phối hợp này sẽ tạo ra nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu làm cho tác phẩm mang tính đa thanh.
Thực chất đây là sự phi tâm hóa tổ chức trần thuật. Người viết tổ chức cùng một lúc nhiều điểm nhìn, mỗi điểm nhìn thể hiện những quan điểm khác nhau, những cách đánh giá hiện thực khác nhau, soi chiếu hiện thực từ nhiều điểm nhìn khác nhau tạo nên tiếng nói đa âm. Với sự gia tăng và xê dịch điểm nhìn trần thuật, đổi ngôi trần thuật, người viết đã khắc phục được lối kể chuyện đơn điệu nhuốm màu sắc chủ quan của chủ thể sáng tạo (Dịch quỷ sứ - Tạ Duy Anh, Bến trần gian - Lưu Sơn Minh,
Nhân sứ - Hòa Vang).
Phiên chợ Giát có sự di động điểm nhìn từ người kể chuyện ngôi thứ ba sang nhân vật, để cho nhân vật tự bộc lộ. Tác phẩm mở đầu bằng việc lão Khúng dự định bán bò và kết thúc là tình huống bò trở về, toàn bộ truyện ngắn Phiên chợ giát được
xây dựng trên cái trục hồi tưởng với sự đan cài giữa những giấc mơ và thực tại. Tác phẩm mở ra nhiều chiều kích và mỗi người đọc có thể tiếp cận và lý giải những bình diện hiện thực trong tác phẩm theo những cách thức khác nhau. Sở dĩ có được sự đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật là bởi tác giả đã có sự lựa chọn và đan xen kết hợp nhiều điểm nhìn. Nhân vật lão Khúng không chỉ được hình dung về diện mạo, đặc điểm tính cách mà còn là đời sống nội tâm với những dằn vặt và trăn trở. Trong tác phẩm tồn tại nhiều điểm nhìn: từ điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba đến điểm nhìn được soi chiếu từ đời sống nội tâm của lão Khúng (được thể hiện rõ nhất qua những giấc mơ), điểm nhìn của lão Khúng khi đã hóa thân thành bò Khoang. Chính sự đa dạng hóa của các điểm nhìn trần thuật này vừa là cách thức để người viết có thể gia tăng các bình diện hiện thực nhưng đồng thời cũng là một “nét nhòe” nghệ thuật: thân phận của lão Khúng có khác chăng thân phận của bò Khoang, sự trở về của bò Khoang là một phản xạ tự nhiên hay cũng chính là vòng luẩn quẩn của kiếp người, là định mệnh hay sự thất bại của ảo tưởng về một cuộc sống tự do, về sự mâu thuẫn giữa cái trì trệ, đói nghèo và phát triển?.
Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho sự lựa chọn nhiều điểm nhìn trần thuật cũng như sự luân phiên phối hợp nhiều điểm nhìn. Thứ nhất, ở đầu truyện là sự xuất hiện của tác giả - nhân vật xưng tôi - với tư cách là người viết lại câu chuyện được một người khác kể lại. Thứ hai là điểm nhìn của nhân vật Phăng – một người Châu Âu giúp việc cho vua Gia Long: qua lời kể của Phăng và qua bút ký. Thứ ba là điểm nhìn của một người Bồ Đào Nha tham gia đoàn tìm vàng (qua hồi ký của chính anh ta). Và ở phần kết là sự hiện diện của tác giả nhưng không phải là người tiếp tục kể câu chuyện mà đưa ra các suy đoán về số phận của nhân vật với ba đoạn kết: “Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đoc tùy ý lựa chọn” . Thực chất đây là cách thức lựa chọn người kể chuyện đứng bên lề của các sự kiện lịch sử. Tác giả hiện diện không phải với tư cách sử gia viết lại lịch sử mà lịch sử được tạo dựng với những khả thể. Việc tổ chức trần thuật nhiều điểm nhìn như trên đã cho thấy sự sáng tạo của tác giả trong việc tạo dựng hình tượng người kể chuyện không đáng tin cậy, người kể chuyện không dẫn dắt người đọc với tư cách là người kể “biết tuốt” mà là sự gợi mở, khơi gợi lối đọc chủ động cũng như khả năng đồng
sáng tạo của người đọc. Với sự di động điểm nhìn trần thuật, tác phẩm đã có được nhiều tiếng nói, nhiều tông giọng khác nhau. Chính sự cọ sát trong các quan điểm đã tạo nên tính chất đối thoại trong giọng điệu trần thuật và điều này khiến cho tác phẩm có tính chất mở, khơi gợi ở người đọc khả năng suy ngẫm và chiêm nghiệm.
Trong truyện Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp) có sự tồn tại của ba điểm nhìn: thứ nhất là của Tổng Cóc, thứ hai là Ấm Huy và thứ ba là của người đóng vai Chiêu Hổ. Điểm nhìn trong các truyện ngắn Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương đã có sự chuyển hóa liên tục từ người kể sang nhân vật.
Trong truyện ngắn Việt Nam đương đại bên cạnh việc sử dụng ngôi kể ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba, sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ ngôi kể còn có sự dịch chuyển điểm nhìn không gian và thời gian với sự đan xen, đồng hiện quá khứ và hiện tại, thời gian giấc mơ, thời gian hiện thực đời thường qua việc tạo dựng kết cấu truyện ngắn phá vỡ trật tự tuyến tính truyền thống như đã đề cập ở phần viết trước. Bên cạnh đó còn là sự xóa mờ chủ thể diễn ngôn: người kể chuyện có ý thức cho người đọc thấy không nên tin vào những lời anh ta nói. Rất dễ dàng bắt gặp từ vựng “hình như” trong các tác phẩm: “hình như trong một câu chuyện nào đó cũng có một tình huống như thế này rồi” (Người đàn bà có ma lực – Y Ban), “hình như những người đàn ông đều mang một cái mùi vị riêng” (Mùa thu vàng rực rỡ). Truyện ngắn
Huệ lấy chồng (Nguyễn Ngọc Tư) có sự luân phiên thay đổi từ độc thoại sang đối thoại, đồng thời có sự pha trộn lời tác giả, lời người trần thuật, lời nhân vật, đôi lúc khó có thể tách bạch giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ở đoạn kết, là sự đan xen giữa lời người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật: “Xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ rơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm, chiếc xuồng khật khừng. Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt. Nhưng nói để làm gì, ta ? Huệ cười, người ta vậy, mầy còn nhắc làm chi. Mà, sao bữa nay nghe gió lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thỉu”.
Ngoài ra, trong một số truyện ngắn việc sử dụng luân phiên các điểm nhìn trần thuật còn được sử dụng bằng mô típ lời đồn như Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh), Mùa hoa cải bên sông
(Nguyễn Quang Thiều),... Trong Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh) là: “Khi tôi vào chiến trường, câu chuyện về người đàn bà ấy đã lan truyền khắp các hướng mặt trận như một huyền thoại”. Còn trong truyện ngắn Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến) ở phần kết, tác giả viết: “Ở mặt trận phía Ðông, người ta kể rằng, xác người đàn bà trôi dạt đến cuối nguồn. Phải đến tuần lễ sau mới tìm được. Không có một cỗ áo quan nào vừa thân thể chị. Phải hạ một cây dẻ to để lấy gỗ đóng hòm. Một trung đội công binh mất đến ngày trời mới hoàn thành nhiệm vụ. Ðó là chiếc áo quan to nhất, xưa nay chưa từng có ở chiến trường.
Ở mặt trận phía Tây, người ta kể rằng,(… ) Ở mặt trận phía Nam, người ta kể rằng,(....)
Còn ở binh trạm, người ta xếp chị vào quân số mất tích. Không ai biết gì hơn về số phận của chị”.
Với việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn, luân phiên các ngôi kể đã cho thấy những hiệu ứng thẩm mỹ: sự bất ngờ, tính phức điệu, kích thích khả năng đối thoại ở người đọc. Sự đa dạng và di động điểm nhìn trần thuật (ở đây là việc người kể chuyện thường di chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể trần thuật khác nhau) là một biểu hiện của khuynh hướng đối thoại trong văn học sau 1975. Nếu như trong lối viết truyền thống người kể chuyện đồng nhất với tác giả, trong tác phẩm thường chỉ có một điểm nhìn thông suốt và soi chiếu hiện thực thì trong vài thập niên gần đây người viết có thể lựa chọn cách thức tác phẩm có nhiều điểm nhìn với sự luân phiên di động những điểm nhìn trần thuật. Đây được xem là sự đổi mới nghệ thuật trần thuật nhằm đem đến cho người đọc những hứng thú trong việc khám phá và giải mã tác phẩm. Sẽ có thể có nhiều cách đọc, nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với một tác phẩm. Điều đó đã góp phần làm sinh động hơn gương mặt thể loại truyện ngắn đương đại.
Tiểu kết chương 4:
Quan sát thực tiễn thể loại truyện ngắn thời kỳ đổi mới trên phương diện ngôn ngữ có thể thấy nhà văn đã có ý thức trong việc đổi mới, cách tân ngôn ngữ trần thuật
và điều này được xem là một trong những thành công của truyện ngắn đổi mới. Tính linh hoạt, sinh động của ngôn ngữ đã được người viết vận dụng đến tối đa. Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái hiện thực đời thường là việc sử dụng những hình thức ngôn ngữ mới – ngôn ngữ trong thời đại thông tin và văn minh kỹ trị, bên cạnh ngôn ngữ tái hiện trực diện nhiều phương diện của đời sống là thứ ngôn ngữ có khả năng khai phá, diễn đạt những vùng mờ tâm linh, những trạng thái tâm lý khó nắm bắt. Các cây bút truyện ngắn cũng đã có những cách tân trong phương thức trần thuật. Việc vận dụng linh hoạt các ngôi kể, sự chuyển hóa di động điểm nhìn trần thuật đã làm cho truyện ngắn có tiếng nói đa âm, đa giọng điệu đồng thời có khả năng thể hiện cuộc sống trong trạng thái đa âm sắc. Sự đổi mới trên phương diện trần thuật được xem là một bước tiến mới trong tư duy nghệ thuật truyện ngắn hiện nay.
KẾT LUẬN
Vào khoảng hai thập kỷ cuối thế kỷ XX trở lại đây, đời sống văn học Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới với xu hướng mở rộng tính chất dân chủ. Quá trình đổi mới này diễn ra trên cả bề rộng và chiều sâu, ở cả phương diện thể loại và hướng tiếp cận đời sống. Sự đông đảo về đội ngũ viết, sự đa dạng về khối lượng tác phẩm và sự bùng nổ cá tính sáng tạo đã khiến người ta không khỏi nghĩ đến một thời kỳ hoàng kim của văn học. Môi trường sáng tác thuận lợi đã mở ra những khả năng lớn cho hoạt động sáng tạo trong đó có văn học nghệ thuật. Cho dù có những thời điểm thăng trầm, trồi sụt, truyện ngắn vẫn là thể loại thuận lợi trong việc phát huy khả năng tiếp cận hiện thực trong giai đoạn mới một cách nhanh nhậy và sắc bén, trở thành thể loại xung kích và nòng cốt trong việc góp phần tạo nên thành tựu của văn học đương đại.
1. Qua khảo sát truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc độ tư duy thể loại, kết hợp so sánh với truyện ngắn thời kỳ trước đó luận án đã chỉ ra rằng cùng với những chuyển động của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, truyện ngắn đã có những biến đổi sâu sắc trên phương diện thể loại. Trước những tác động của đời sống, của ý thức sáng tạo, khái niệm và ranh giới thể loại đã có sự vận động và biến đổi, điều này tạo nên một khuôn diện mới cho thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam đương đại. Người viết truyện ngắn đề cao tính tự do, tính biến hóa, coi đó như một trong những cách thức để mở rộng biên độ hiện thực, cách tân nghệ thuật, đổi mới bút pháp và lối viết. Về bản chất thể loại và sự tương tác thể loại, chúng tôi nhận thấy, quan niệm về truyện ngắn đã trở nên uyển chuyển hơn. Một mặt, truyện ngắn vẫn được sáng tác như một thể loại độc lập. Mặt khác, nhiều cây bút truyện ngắn lại có những phá cách, muốn được tự do nằm ngoài khuôn mẫu và quy định của thể loại. Những phát biểu xung quanh khái niệm, kỹ thuật, lối viết truyện ngắn của các nhà văn, những người viết truyện ngắn hôm nay cho thấy khi ý thức dân chủ và sức sáng tạo được khơi dậy thì biên độ thể loại truyện ngắn được mở rộng. Sức sống của truyện ngắn không chỉ được thể hiện qua những vấn đề của đời sống nhà văn muốn
chuyển tải mà còn ở ý thức không ngừng đổi mới lối viết của nhà văn. Sự thay đổi tư duy thể loại dẫn đến hệ quả là sự thay đổi bút pháp. Nhà văn phải đặt lại vấn đề bản chất của truyện ngắn, về yêu cầu “làm mới” thể loại – thông qua việc cách tân các kĩ thuật tự sự.
2. Truyện ngắn Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đã có những biến đổi sâu sắc trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức văn bản truyện ngắn.
Qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy, chưa bao giờ như bây giờ sự thể hiện con người trong truyện ngắn nói riêng trong văn học nói chung lại được soi chiếu từ nhiều bình diện đến vậy. Với việc vận dụng những nguyên tắc mới trong việc xây dựng nhân vật, sự đổi mới bút pháp, sử dụng những kỹ thuật tự sự mới, các cây bút truyện ngắn thời kỳ này đã bộc lộ những năng lực sáng tạo cũng như khả năng tiếp cận với tư duy nghệ thuật mới của nhân loại. Một đời sống văn học với sự đa dạng của bút pháp và phong cách là hệ quả của quá trình đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật, kéo theo là sự tương tác giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc. Tác phẩm là một cấu trúc mở, một “khối vuông ru bic”, một bức tranh lập thể mời gọi sự khám phá, diễn dịch và đối thoại từ phía người đọc.
Nghệ thuật tổ chức kết cấu tác phẩm cũng được đa dạng hóa. Sự lấn lướt của kiểu kết cấu tâm lý, kết cấu lắp ghép phân mảnh đã cho thấy ý thức kiếm tìm lối viết của các cây bút truyện ngắn. Một mặt các tác giả tìm cách làm lạ lối viết (với những truyện ngắn có kết cấu truyền thống), mặt khác các tác giả sẵn sàng vượt qua những quy ước sẵn có, cho phép những thử nghiệm. Sự tồn tại và phối kết hợp của nhiều dạng thức kết cấu truyện ngắn theo xu hướng huy động tối đa sự hợp tác của độc giả, kích thích khả năng đồng sáng tạo đã đem đến những trải nghiệm mới mẻ cho người đọc.
3. Truyện ngắn Việt Nam đương đại cũng đã có những thay đổi đáng kể từ góc độ ngôn ngữ và phương thức tổ chức trần thuật. Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới từ góc độ ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật, cách thức tổ chức văn bản, luận án đã chỉ ra và phân tích những đặc điểm nổi bật, những cách tân nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn. Các nhà văn đã có những cách thức xử lý ngôn
ngữ độc đáo làm cho ngôn ngữ truyện ngắn thời kỳ này trở nên sinh động, đa dạng góp phần thể hiện được nhiều chiều kích của cuộc sống và con người hôm nay. Cùng với ý thức cách tân của người viết, ngôn ngữ truyện ngắn gần đây đã trở nên linh hoạt với sự biến hóa của cấu trúc cú pháp, ngữ đoạn. Ý thức làm mới ngôn từ, làm mới