Khái niệm người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 46)

2.1.1.1. Người tiêu dùng theo pháp luật các nước

“Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất” [9, tr.1640]. Tiêu dùng là một trong những hoạt động cơ bản và tự nhiên của con người, “Tiêu dùng là một hoạt động tác động đến một vật bằng cách sử dụng nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn kiệt vật đó” [158, tr.312]. Như vậy, tiêu dùng gồm hai loại, tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống. Trong quá trình sản xuất, con người cần phải sử dụng một số nguyên liệu và sử dụng các công cụ lao động để tạo ra sản phẩm. Đây chính là tiêu dùng cho nhu cầu sản xuất, loại này được

tiến hành trong quá trình sản xuất, gồm có quá trình sản xuất và quá trình liên quan trực tiếp đến sản xuất. Tiêu dùng cho đời sống là sự tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt bảo đảm cho con người tồn tại và phát triển [27, tr.7]. Vậy, thuật ngữ người tiêu dùng (NTD) ở đây cần được hiểu như thế nào, bao gồm cả tiêu dùng cho mục đích sinh hoạt và tiêu dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hay NTD chỉ là tiêu dùng cho mục đích sinh hoạt.

Người tiêu dùng (consumer) là khái niệm khá rộng và được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và không đồng nhất.

- Dưới góc độ kinh tế: Người tiêu dùng là phạm trù chỉ những chủ thể tiêu thụ của cải, vật chất được tạo ra bởi nền kinh tế. Như vậy, NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua quá trình sử dụng chúng [85, tr.7]. Có thể nói, trong mọi nền sản xuất của tất cả các quốc gia, người tiêu dùng là đối tượng được hướng tới của mọi doanh nghiệp. Người tiêu dùng quyết định nhóm ngành, hàng được sản xuất, định hướng đầu tư và phát triển cho các doanh nghiệp trong thị trường.

- Dưới góc độ pháp lý: Thuật ngữ người tiêu dùng chỉ xuất hiện với tư cách là chủ thể pháp luật khi lĩnh vực pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời. Vì vậy, dưới góc độ pháp lý, người tiêu dùng là đối tượng được bảo vệ theo luật bảo vệ người tiêu dùng.

Người tiêu dùng là các khái niệm cơ bản và rất quan trọng. Là chủ thể của quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Là đối tượng trọng tâm được bảo vệ của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Thế nên, nội hàm của khái niệm này cần được xác định một cách rõ ràng, chính xác làm cơ sở cho việc quy định các nội dung liên quan khác trong pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Đặc biệt, xuất phát từ đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là thiết lập các ngoại lệ so với những nguyên tắc dân luật truyền thống nhằm khắc phục những bất lợi của người tiêu dùng trong quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tạo, sự công bằng và bảo vệ kẻ yếu. Chính vì vậy, NTD phải là kẻ yếu, kẻ cần được pháp luật bảo vệ. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, việc xác định các đối tượng nào được gọi là người tiêu dùng là một vấn đề hết sức quan trọng, tránh sự lạm dụng của những kẻ “không yếu” giành lợi thế bất chính với bên kia dưới danh nghĩa NTD. Hơn nữa, điều này làm mất ý nghĩa cũng như lãng phí nguồn lực cho chính sách bảo vệ NTD của nhà nước ta [85, tr.14], tránh

sự can thiệp quá sâu và không cần thiết của nhà nước vào các quan hệ dân sự. Ngoài ra, việc xác định nội hàm người tiêu dùng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Đạo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ấn Độ ngày 24/12/1986 [162] quy định Người tiêu dùng: “là bất kỳ người nào mua bất kỳ loại hàng hóa nào hoặc thuê hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa hoặc được hưởng lợi từ dịch vụ khác với người mua hàng hóa hoặc thuê sử dụng dịch vụ đó, không bao gồm người mà có được hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ như vậy để bán lại hoặc để cho bất kỳ mục đích thương mại nào”.

Ngoài ra, khái niệm NTD của Ấn Độ còn quy định rõ trong trường hợp mua hàng hay thuê sử dụng dịch vụ nói trên đã thanh toán, hứa trả, hoặc trả một phần và hứa trả một phần, hoặc dưới bất kỳ phương thức thanh toán trả chậm nào thì người đó đã được coi là NTD. Từ quy định này có thể thấy luật chỉ rõ việc một người được coi là NTD ngay cả khi họ chưa thanh toán hoặc thanh toán một phần hàng hóa dịch vụ và điều này không giải phóng các trách nhiệm của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ đối với NTD theo các quy định tại Luật bảo vệ Người tiêu dùng.

Luật bảo vệ NTD của Liên Xô (cũ) định nghĩa NTD là “công dân sử dụng, mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng”.

Luật tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải chủ doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho gia đình hoặc bản thân” [93].

NTD là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình mà không có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử dụng sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh doanh [158, tr.311]. NTD là người mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là tiêu dùng hoặc sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình [159, tr.3].

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Quebec- Canada quy định: người tiêu dùng là những cá nhân sử dụng hàng hóa dịch vụ mà không phải là thương nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên việc “sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ” không phân biệt rõ là phát sinh trực tiếp từ hợp đồng mua hàng hóa dịch vụ hay là thụ hưởng các hàng hóa dịch vụ đó từ người khác.

Khái niệm Người tiêu dùng theo quy định của Luật bảo vệ Người tiêu dùng Đài Loan là những ai tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ và mục đích là để tiêu dùng. Như vậy chủ thể tham gia vào các giao dịch ở đây có thể được hiểu là bao hàm cả thể nhân và pháp nhân, miễn là mục đích của họ là để tiêu dùng. Về căn cứ xác lập giao dịch, từ phân tích quy định này có thể hiểu rằng Người tiêu dùng bao gồm cả người tham gia vào các giao dịch và những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ người khác như thụ hưởng, nhận tặng cho,…

Luật bảo vệ NTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa: “NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh”.

Khái niệm Người tiêu dùng theo Luật bảo vệ Người tiêu dùng của Malaysia tương đối chi tiết về mục đích sử dụng nhưng chỉ nói tới khái niệm người (person) mà không dùng từ cụ thể là thể nhân hay cá nhân như các nước nói trên. Việc quy định thiếu rõ ràng như vậy có khả năng dẫn tới hai cách hiểu khác nhau, một là chỉ bao gồm cá nhân và hai là bao gồm cả thể nhân và pháp nhân. Về cơ sở xác lập giao dịch, theo quy định nói trên của luật thì Người tiêu dùng không chỉ là người trực tiếp mua sản phẩm hay thuê dịch vụ mà bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa dịch vụ không phụ thuộc vào hợp đồng giữa họ với nhà cung cấp.

Về mục đích của việc sử dụng hàng hóa của Người tiêu dùng, tương tự như pháp luật của các nước trên, Luật bảo vệ Người tiêu dùng Malaysia quy định Người tiêu dùng là người không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục đích cung cấp lại vì mục đích thương mại; tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất; hoặc trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa và tài sản gắn liền với đất khác. Về mục đích tiêu dùng vào quá trình sản xuất, đây là một loại trừ tương đối rộng vì nó bao gồm cả hàng hóa được sử dụng làm đầu vào của quá trình sản xuất và có thể là sản phẩm phụ trợ cho quá trình sản xuất.

Luật bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc định nghĩa: NTD có nghĩa là những ai sử dụng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp cho mục đích sử dụng hàng ngày hoặc sản xuất, theo quy định trong Nghị định của Tổng thống. Như vậy, về chủ thể, khái niệm NTD Hàn Quốc sử dụng thuật ngữ “là những ai” cho nên khái niệm này có thể dẫn đến cách hiểu NTD là cá nhân và/hoặc cả pháp nhân. Quan hệ tiêu dùng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, hàng hóa dịch vụ phát

sinh từ việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp mà không chỉ rõ là phát sinh trực tiếp từ hợp đồng hay bao gồm cả những người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đó không từ hợp đồng. Về mục đích sử dụng hàng hóa dịch vụ, bao gồm cho sử dụng hàng ngày (daily use) và cả sản xuất, tuy nhiên, Nghị định của Tổng thống sẽ quy định cụ thể vấn đề này.

Khái niệm Người tiêu dùng, theo Chỉ thị của Châu Âu, được xác định dựa vào các tiêu chí sau: (i) là bất kỳ cá nhân nào: theo tiêu chí này người tiêu dùng được xác định là một cá nhân, một con người bất kỳ nào; (ii) mua hàng theo hợp đồng: Đây là tiêu chí xác định cơ sở phát sinh quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh trên cơ sở hợp đồng giao kết giữa các bên; (iii) mục tiêu sử dụng không liên quan đến thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp. Như vậy NTD không bao gồm pháp nhân và không bao gồm người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ mà không trực tiếp giao kết hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng các nước có quan điểm không giống nhau về NTD, tuy nhiên đa số các quốc gia giới hạn người tiêu dùng là các cá nhân mua sắm hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động kinh doanh, thương mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp và cơ sở xác lập quan hệ tiêu dùng thông qua quan hệ mua bán hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2.1.1.2. Điều kiện là người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam

Người tiêu dùng là khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam và trong cả khoa học pháp lý, sự tồn tại của khái niệm này chỉ thật sự được quan tâm và biết tới khi nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển. Cũng giống như pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của các nước, một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất là NTD. Xác định khái niệm NTD để xác định đối tượng trọng tâm được bảo vệ của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD ngày 27/4/1999 thì

"NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức".

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010 ra đời thay thế Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 có nhiều quy định mới so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên, nội hàm khái niệm NTD vẫn không thay đổi “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng

hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức” [78, Điều 3].

Như vậy, cơ sở để xác lập tư cách NTD theo pháp luật Việt Nam bao gồm: (i) Chủ thể, có thể là cá nhân, gia đình hoặc tổ chức;

(ii) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức;

(iii) Quan hệ tiêu dùng được xác lập thông qua hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ hoặc phát sinh trên cơ sở sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Với quy định như trên thì NTD Việt Nam bao gồm cá nhân hoặc tổ chức, có quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp đồng với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân mà không sử dụng vào mục đích tiêu dùng cho sản xuất hoặc kinh doanh. Có thể thấy, quan niệm NTD theo pháp luật Việt Nam cũng khá tương đồng so với thông lệ quốc tế ngoại trừ chủ thể có thể trở thành NTD bao gồm cả tổ chức [85, tr.11].

2.1.1.3. Tiêu chí trở thành người tiêu dùng

Như đã phân tích ở trên, khi xác định một chủ thể bất kỳ có thể xem là NTD và được bảo vệ bởi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD phải đồng thời thỏa mãn các yếu tố sau:

- Về chủ thể:

Hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của một số ít quốc gia, trong đó có Việt Nam quy định NTD là cá nhân, gia đình, và cả tổ chức. Điều này liệu có hợp lý không khi lý do, mục đích ra đời của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là nhằm xác lập nguyên tắc công bằng trong giao dịch, sử dụng hàng hóa dịch vụ giữa bên yếu thế và các doanh nghiệp. Và cũng khó có thể cho rằng tổ chức cũng là bên yếu thế, kém hiểu biết, thiếu thông tin, không có khả năng tài chính nên cần được bảo vệ và hưởng những “đặc quyền” như mỗi cá nhân đơn lẻ. Rõ ràng, tổ chức là một tập hợp người có bộ máy, cơ cấu chặc chẽ, có sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực nhất định, khả năng tiếp cận, xử lý thông tin kể cả tiềm lực kinh tế tốt hơn nhiều so với cá nhân đơn lẻ. Chính vì vậy không lý do gì, tổ chức lại có thể trở thành người tiêu dùng yếu thế cần được bảo vệ một cách đặc biệt bởi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong mối quan hệ với tổ chức sản xuất, kinh doanh khác. Như vậy, pháp luật đã tạo điều kiện cho kẻ

“không yếu” giành lợi thế bất chính với bên kia dưới danh nghĩa NTD. Hơn nữa, điều này làm mất ý nghĩa cũng như lãng phí nguồn lực cho chính sách bảo vệ NTD, can thiệp quá sâu và không cần thiết vào các quan hệ dân sự. Ngoài ra, tham chiếu quy định của Hội đồng Châu Âu theo chỉ thị 93/13/EEC năm 1993 tại Điều 2 thì “người tiêu dùng được xác định là con người tự nhiên”. Quy định này được các thành viên EU kế thừa và tiếp tục ghi nhận trong luật bảo vệ quyền lợi NTD của mình.

Xuất phát từ đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là thiết lập các ngoại lệ so với những nguyên tắc dân luật truyền thống nhằm khắc phục những bất lợi của người tiêu dùng trong quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tạo sự công bằng và bảo vệ kẻ yếu. Chính vì vậy, chủ thể trở thành NTD phải là kẻ yếu, là con người tự nhiên.

- Về mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ

Mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ góp phần quyết định một chủ thể trở thành NTD. Hầu hết pháp luật bảo vệ NTD các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích thương mại hoặc nghề nghiệp. Điều này khá hợp lý, bởi lẽ, không thể coi là NTD nếu một chủ thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp của mình. Lúc này, việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp, vì mục đích thương mại, khó có thể là bên yếu thế và pháp luật thương mại sẽ điều chỉnh quan hệ này.

Vì vậy, chỉ có thể trở thành NTD nếu cá nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 46)