Trách nhiệm từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

Cơ quan công quyền nắm giữ quyền lực công cộng có trách nhiệm duy trì, bảo vệ trật tự chung của xã hội mà đại diện của cơ quan công quyền chính là Nhà nước. Song song với nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước thì Nhà nước cũng có nghĩa vụ đối với công dân, phải bảo đảm các quyền công dân theo quy định của pháp luật.

NTD trước hết là công dân, vì thế, nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo sự bình đẳng, sự cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật và qua đó cũng tạo nên sự ổn định về xã hội. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xem là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước bao gồm các công việc: (i) Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, các hành vi bị cấm trong quan hệ với người tiêu dùng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD; (ii) Cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD, áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; (iii) Cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và NTD, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên;

Tuy nhiên trong phương diện hẹp hơn, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD thuộc trách nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan hành pháp. Theo đó, Bộ Công thương có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật [59, Điều 2]. Bộ Y tế tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tư cách là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có lĩnh vực dược, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm [60, Điều 2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản tham gia gián tiếp vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường. Ngoài các Bộ nói trên, các Bộ khác như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tham gia ở các mức độ khác nhau vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chức năng của mình .

Có thể nói tất cả các lĩnh vực đời sống của NTD đều liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước như chất lượng hàng hóa, sản phẩm, an toàn

vệ sinh thực phẩm, giá cả, quảng cáo, khuyến mại...Nghĩa vụ của cơ quan quản lý Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng của mình, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi NTD. Thế nên, trong trường hợp NTD mua và sử dụng sản phẩm hàng hóa không đạt chất lượng, nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của mình thì trách nhiệm không chỉ thuộc về người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, mà một phần trách nhiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Bởi lẽ, cơ quan quản lý Nhà nước không hoàn thành nghĩa vụ quản lý nhà nước đồng thời là nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi NTD. NTD với kinh nghiệm và sự cảm nhận không thông qua sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật và chuyên gia thì không thể biết được nước tương chứa chất 3-MPCD gây ung thư hay chất lượng của nón bảo hiểm* [123]. Tuy nhiên các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn ”cho phép” các loại hàng hóa, gây nguy hiểm này lưu thông trên thị trường thì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về cơ quan quản lý nhà nước. Một vấn đề đặt ra, người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm nghĩa vụ của mình đối với NTD theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thì phải chịu chế tài hành chính, dân sự thậm chí là hình sự. Vậy đối với cơ quan quản lý Nhà nước khi vi phạm nghĩa vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại sao không phải chịu trách nhiệm hành chính hay dân sự do vi phạm nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi NTD. Cần đặt ra trách nhiệm của Nhà nước trong trường hợp này.

Ngoài các cơ quan hành pháp nói trên, tòa án nhân dân các cấp cũng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi NTD. Bảo vệ quyền lợi NTD của tòa án nhân dân được phản ánh thông qua hoạt động giải quyết các vụ án dân sự, xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm phạm quyền lợi NTD như tội buôn bán hàng giả, tội lừa dối khách hàng, tội quảng cáo gian dối, tội vi phạm các quy định về VSATTP...Hệ thống tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương bao gồm Tòa án nhân dân tối cao; Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [72, Điều 2]. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì có

* Kết quả trên rút ra từ cuộc khảo sát nhanh trên diện rộng ở 10 khu vực trung tâm, cửa hàng lớn thuộc 7 quận TP HCM, do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng phía Nam thực hiện mới đây. Hội đã kiểm nghiệm 9 loại mũ thời trang có vành cứng thì cả 9 đều dưới mức tiêu chuẩn, các loại khác (mũ cách điệu, kiểu nón cối...) cũng có chất lượng tương tự. Hội cũng đã chọn mua ngẫu nhiên 50 mẫu mũ bảo hiểm với 40 nhãn hiệu khác nhau trong nước và nhập khẩu. Sau đó, toàn bộ số mẫu này được chuyển sang Trung tâm kỹ thuật 3. Kết quả được Trung tâm công bố qua thử nghiệm có đến 40 mẫu (chiếm 80%) không đảm bảo chất lượng, và chỉ có 20% mẫu đạt yêu cầu.

các tòa chuyên trách để chuyên môn hóa từng mảng riêng như: ủy ban thẩm phán, tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa hành chính, tòa lao động mà không có tòa chuyên trách về bảo vệ NTD. Còn tòa án nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chỉ có Chánh tòa, phó chánh tòa và các thẩm phán, thư ký tòa án. Tòa án thực hiện nguyên tắc xét xử hai cấp gồm cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w