Trách nhiệm của các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 86)

Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD là tổ chức xã hội của NTD được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp và là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD [61, Điều 11]. Như vậy, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD được pháp luật đã xác định có vị trí, vai trò của tổ chức phi chính phủ trong mối tương quan với các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD. Hoạt động của tổ chức bảo vệ NTD mang tính chuyên trách, mọi hoạt động phải nhằm mục đích hỗ trợ hoăc đại diện cho NTD bảo vệ quyền và lợi ích NTD và không vì mục đích lợi nhuận.

Trong quá trình tổ chức hoạt động của mình, tổ chức BVQLNTD có quyền và nghĩa vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao; Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng [78, Điều 28].

Nhiệm vụ và chức năng của Tổ chức bảo vệ NTD trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD là không nhỏ, nhưng hầu như không được sử dụng một công cụ, phương tiện quyền lực nào, đặc biệt là vấn đề kinh phí. Vì vậy có thể nói Hội bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam có một số quyền nhưng không có lực, lực chính là khả năng, là

những đảm bảo về cơ chế và tài chính để thực hiện quyền của mình.

Trong xu thế hội nhập, phát triển hiện nay có rất nhiều vấn đề cần giải quyết mà nhà nước không thể một mình “ôm đồm” hết được. Chính vì vậy, xã hội hóa hoạt động BVQLNTD là điều cố nhiên, mà trong đó vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là rất quan trọng. Cần có những quy định “ưu ái” hơn để các tổ chức này có thể thực hiện tốt, hiệu quả hoạt động BVQLNTD.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 86)