Vị trí của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 58)

nghiêm khắc và mở rộng về chủ thể chịu trách nhiệm. Theo đó những người chịu trách nhiệm đối với khuyết tật của sản phẩm tiêu dùng có thể không phải là người gây ra khuyết tật đó nhưng có tham gia vào chuỗi hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng kể cả trong trường hợp họ không có lỗi gây ra khuyết tật. Hầu hết các nước trên thế giới đều có luật trách nhiệm sản phẩm nằm trong hoặc độc lập với luật bảo vệ người tiêu dùng [85, tr.24]. Bên cạnh đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD còn xác lập những ngoại lệ so với những nguyên tắc tố tụng truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận công lý, giành lại công bằng, bảo vệ quyền lợi của mình. Đó chính là những ngoại lệ về miễn tạm ứng án phí, xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc giảm nghĩa vụ chứng minh cho NTD. Chẳng hạn như khởi kiện tập thể (class action ở Hoa kỳ, Sammelklage ở Đức) hoặc đảo nghĩa vụ chứng minh (Beweislastumkehr – Đức) [85, tr.25].

2.2.3. Vị trí của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống phápluật luật

Như đã trình bầy trên đây, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một dạng pháp luật “phi truyền thống” và có nhiều đặc điểm riêng biệt, xuất phát từ tính đặc thù về tính chất và đặc điểm của quan hệ tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì để bảo vệ NTD, người ta cần phải “huy động” đến tất cả hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, với tính cách là một chế định khá độc lập, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là loại pháp luật mang tính can thiệp vào quyền tự do (do không nhận thức được quy luật) của các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và như thế, không có sự tự do và bình đẳng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, pháp luật về chất lượng sản phẩm và rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự đều có thêm mục đích là bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như những pháp luật này bảo vệ người tiêu dùng theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với tính cách là một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng. Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những khả năng và cơ hội thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán

(theo luật dân sự) mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường sẽ không có được. Trong hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vai trò quan trọng đặc biệt.

Hiện nay, để xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói riêng có ba mô hình chủ đạo mà thông qua đó Nhà nước có thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi của NTD: (i) xây dựng một hệ thống các quy phạm trong đó quy định trách nhiệm pháp lý của các bên đối với thiệt hại sau khi đã xảy ra vi phạm; (ii) xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn pháp lý cần đạt được để điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi vi phạm, phòng ngừa thiệt hại, giảm thiểu vi phạm; (iii) xây dựng một hệ thống pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật mang tính tiêu chuẩn nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và cả các quy phạm quy định trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại sau khi xảy ra hành vi vi phạm.

Nhìn chung, mô hình (i) và (ii) đều có những nhược điểm nhất định. Với mô hình (i) khả năng phòng ngừa các hành vi vi phạm không cao, hậu quả của hành vi vi phạm rất lớn, gây tốn kém và thiệt hại nặng nề cho xã hội. Đặc biệt là các bên liên quan có thể không đủ khả năng bồi thường thiệt hại, hoặc cơ quan phân xử không thể buộc tội họ do bằng chứng không thuyết phục hoặc các thủ tục pháp lý phức tạp. Trái lại, với mô hình (ii) cần phải quy định hệ thống tiêu chuẩn và đảm bảo thực thi. Nhưng khó có thể làm được điều này, do các cơ quan chức năng không có đủ thông tin về các hành vi vi phạm quy định của các doanh nghiệp, cũng như chi phí thực thi cao, v.v.. Tuy nhiên, nếu sử dụng mô hình (iii) có thể kết hợp được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mô hình (i) và (ii), hệ thống pháp lý này bảo vệ NTD tối ưu hơn, có tính chất phòng ngừa các hành vi vi phạm và giảm thiểu tối đa nguy cơ thiệt hại cho NTD, đồng thời bù đắp được lợi ích đã mất của NTD.

Như chúng ta đã biết, quan hệ tiêu dùng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế nên hệ thống pháp luật bảo vệ NTD bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như Luật quảng cáo; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật đo lường; Luâ ̣t tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuâ ̣t; Luật môi trường; Luật an toàn thực phẩm; Luật Cạnh tranh, Bộ Luật Dân sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...Trong đó, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thường quy định các quyền cơ bản của NTD, trách nhiệm sản phẩm, các hành vi thương mại không công bằng, điều kiện giao dịch chung, giải quyết tranh

chấp tiêu dùng và các chế tài áp dụng...Về phương diện kỹ thuật lập pháp, không thể đưa tất cả các vấn đề trong những lĩnh vực khác nhau vào cùng một đạo luật về bảo vệ NTD. Vì lẽ đó, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là một bộ phận và giữ vị trí trọng tâm trong hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD quy định những vấn đề cơ bản nhất và một số chế định đặc thù của pháp luật bảo vệ NTD. Những quy định khác liên quan đến bảo vệ NTD mà không được quy định trong Luật Bảo vệ NTD sẽ được dẫn chiếu, thông qua các quy định của pháp luật về cạnh tranh, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng....đây là xu hướng làm luật của đa số các quốc gia trên thế giới. Cộng hòa liên bang Đức không tồn tại một đạo luật về bảo vệ NTD, Pháp luật về BVQLNTD ở đây là tập hợp các quy phạm từ các đạo luật như: Luật dược, Luật về khám chữa bệnh, Bộ luật dân sự, Luật về chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2004, Luật về hợp đồng bảo hiểm, Bộ luật thương mại, Luật về quảng cáo dược phẩm, Luật đầu tư và Luật về vi phạm hành chính... Hoa Kỳ thì có một hệ thống các văn bản pháp luật bảo vệ NTD như Luật bảo hộ tín dụng tiêu dùng, Luật An toàn hàng hoá tiêu dùng, Luật về nghĩa vụ đóng bao bì bảo đảm tránh sự thâm nhập của chất độc hại, Luật cấm dùng các chất gây hại sức khoẻ con người. Còn Malaysia, ngoài Luật bảo vệ NTD có hiệu lực ngày 15/11/1999 thì một loạt các văn bản pháp quy chuyên ngành được sử dụng để bảo vệ NTD: Luật bán hàng trực tiếp 1993, Luật về chất lượng môi trường 1974, Luật về thực phẩm 1993, Luật về thuốc y tế ( quảng cáo và bán hàng) 1956, Luật thương mại 1972...

Một vấn đề nữa cũng cần phải giải quyết, trong trường hợp có sự khác biệt giữa Luật Bảo vệ quyền lợi NTD và các văn bản pháp luật khác có liên quan, sẽ ưu tiên áp dụng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Bởi lẽ rất đơn giản, theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, luật chuyên ngành, đặc thù được ưu tiên áp dụng trước các luật khác có liên quan. Với nguyên tắc này, pháp luật cơ bản sẽ điều chỉnh được tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ NTD mà những vấn đề này không được quy định trực tiếp trong đạo luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Cần lưu ý là, vấn đề luật chung – luật chuyên ngành chỉ có ý nghĩa và có thể trở thành hiện thực trên cơ sở về tính thống nhất nội tại của cả hệ thống pháp luật. Một hệ thống pháp luật chứa đựng những mâu thuẫn và “đối kháng” nội tại thì vấn đề này sẽ không có ý nghĩa và “bất khả thi”.

trí ưu tiên áp dụng của đạo luật này so với các quy định tương ứng trong pháp luật dân sự, thương mại. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ NTD của Bang British Columbia (Canada) quy định rõ tại Điều 3 rằng: "bất cứ sự khước từ hoặc làm cho Người tiêu dùng không được hưởng các quyền, lợi ích, sự bảo vệ theo quy định tại Luật này đều bị vô hiệu trừ trường hợp Luật này có quy định khác một cách minh thị".

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 58)