Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

Hoạt động tiêu dùng của NTD có mặt hầu hết các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá, xã hội,... cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện của NTD trong tất cả các quan hệ xã hội này. Và mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau sẽ được điều chỉnh bởi các quan hệ pháp luật khác nhau, nằm trong những ngành luật và các văn bản pháp quy khác nhau. Bên cạnh đó, hầu hết các hoạt động của tổ chức cá nhân sản xuất, kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ và các cơ quan quản lý nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi NTD. Do vậy cũng dễ dàng để lý giải tại sao pháp luật BVQLNTD của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới có mối liên quan với nhiều ngành luật khác nhau và nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

Về tổng thể, nguồn của luật chính là đối tượng chứa đựng quy phạm pháp luật. Vẫn còn nhiều những quan niệm khác nhau về nguồn của luật, tuy vậy, quan niệm phổ biến trên thế giới về nguồn của luật là: Văn bản quy phạm pháp luật, những nguyên tắc pháp lý, tập quán và thông lệ, án lệ và những học thuyết pháp lý. Tuy nhiên ở Việt Nam, một cách chính thức, nguồn của pháp luật chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, nguồn của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể kể đến các văn bản QPPL cơ bản sau:

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Đây là đạo luật quy định trực tiếp những nội dung của việc bảo vệ người tiêu dùng từ quyền và nghĩa vụ của các bên, những ngoại lệ trong hình thức giao dịch, trong trách nhiệm đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, trong giải quyết tranh chấp.

Bộ luật dân sự 2005: Nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bổ sung những lợi thế cho người tiêu dùng nhưng không thay thế các quy định của Bộ luật dân sự 2005. Các quan hệ cung ứng và tiêu dùng vẫn tuân thủ những quy định chung của Bộ luật dân sự về thiết lập các quan hệ pháp luật dân sự theo các nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốt đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc hòa giải.

Bộ luật tố tụng dân sự 2004: Quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong đó có các vụ kiện giữa người tiêu dùng với người cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Luật thương mại 2005:

Luật thương mại năm 2005 áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại, theo đó, các thương nhân khi tiến hành các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại... phải tuân thủ một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại, đó là “nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người

tiêu dùng” quy định tại Điều 14. Theo quy định này, thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó; thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Luật Cạnh tranh cũng là một công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng. Mô ̣t trong những mục tiêu quan trọng của Luâ ̣t Cạnh tranh là chống lại các tác động tiêu cực của các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường làm phương hại tới quyền và lợi ích chính đáng, hơ ̣p pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thông qua việc điều chỉnh các hành vi trong cạnh tranh, Luâ ̣t hướng tới khuyến khích ca ̣nh tranh lành ma ̣nh. Theo đó các doanh nghiê ̣p sẽ phải ca ̣nh tranh với nhau để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng bằng việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, chủng loại đa dạng.

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Nhằm đảm bảo an toàn sản phẩm, hàng hóa, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định các hành vi bị nghiêm cấm, gồm: Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hoá đã bị Nhà nước cấm lưu thông, không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không có nguồn gốc rõ ràng hoặc đã hết hạn sử dụng; dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người; cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa…

Luật Đo lường

Luật đo lường được ban hành nhằm đảm bảo việc đo lường được thống nhất, chính xác; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Luật quy định cụ thể về hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường chính, chuẩn đo lường công tác và yêu cầu cơ bản đối với từng chuẩn đo lường đó. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phương tiện đo, chuẩn đo lường sẽ lựa chọn tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm

soát về đo lường đối với phương tiện đo, yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường theo quy định; đồng thời, khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; khởi kiện hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết với tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật an toàn thực phẩm

Luật an toàn thực phẩm quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm…Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Theo Luật này, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải có nghĩa vụ công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ của mình; công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bảo đảm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác giám sát, kiểm tra, quản lý được chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người và bảo vệ động vật, thực vật, môi trường...

Luật Quảng cáo

Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của người sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi NTD, luật nghiêm cấm việc quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn, lừa dối NTD. Người quảng cáo có nghĩa vụ đảm bảo nội dung quảng cáo phải trung thực, chính xác, phản ánh đúng chất lượng, công năng, công dụng hàng hóa, dịch vụ.

Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Pháp lệnh giá, Luật Giá (có hiệu lực từ ngày 1.1.2013) quy định Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp bình ổn giá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng…Cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; Bán phá giá hàng hóa, dịch vụ; Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình; Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa,dịch vụ; Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; việc niêm yết giá phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Bộ luật hình sự

Bộ luật Hình sự năm 1999 cũng có những quy định quan trọng trong việc trừng trị các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ở mức độ gây nguy hiểm cho xã hội trong một số tội danh cụ thể như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Tội lừa dối khách hàng, Tội quảng cáo gian dối...

Ngoài ra, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nằm trong nhiều văn bản luật khác nhau, như Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật bảo vệ môi trường, Luật Dược, Luật khám bệnh, chữa bệnh...

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của những hình thức và phương tiện giao dịch mới, phạm vi bảo vệ người tiêu dùng không còn dừng lại trong biên giới quốc gia. Những cam kết quốc tế cũng là nguồn quan trọng đối việc bảo vệ người tiêu dùng.

2.4.Cấu trúc nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)