KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 91)

Như đã nói, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một dạng pháp luật “phi truyền thống” và có nhiều đặc điểm riêng biệt, xuất phát từ tính đặc thù của quan hệ tiêu dùng – quan hệ giữa NTD bên yếu thế với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Thế nên, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng can thiệp khá sâu vào quan hệ dân sự này, một quan hệ dân sự không có sự tự do và bình đẳng khi xác lập, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, làm sáng tỏ các khái niệm, đặc tính, bản chất của người tiêu dùng, quan hệ tiêu dùng cũng như pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là việc hết sức quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc xác định đối tượng và phạm vi điều chỉnh cũng như nguyên tắc xây dựng, áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.

luật còn “non trẻ” không những đối với Việt Nam mà cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Và đa phần pháp luật bảo vệ người tiêu dùng các nước có quan điểm không giống nhau về đối tượng, phạm vi điều chỉnh cũng như mức độ bảo hộ của nhà nước đối với NTD. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ “hoàn hảo” của nền kinh tế thị trường, văn hóa pháp lý và cả trình độ, nhận thức của NTD của mỗi quốc gia.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đều coi luật pháp là một trong những phương tiện chủ yếu bảo vệ NTD, mà pháp luật chính là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện. Các quy tắc xử sự này được sắp xếp theo một trật tự nhất định, thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật, chứa đựng nội dung dưới dạng các quy phạm pháp luật hay còn gọi là cấu trúc nội dung. Thế nên, nghiên cứu vấn đề lý luận về người tiêu dùng, quan hệ tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giúp giải quyết thỏa đáng các vấn đề còn thiếu cũng như những nhận thức khác biệt về lý luận, xác lập nền tảng lý thuyết hỗ trợ cho việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật BVQLNTD. Ngoài ra, việc đi tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới, hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cũng như cấu trúc nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam hiện hành cũng hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó có cái nhìn tổng thể, bao quát nhằm xác lập cách thức, định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật BVQLNTD của Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, kỷ nguyên của hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 91)