Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 55)

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD có “biên giới” với rất nhiều ngành luật khác nhau.

Hệ thống quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD không nằm gọn trong một ngành luật cụ thể nào, mà tồn tại ở nhiều ngành luật khác nhau. Trong đó có luật dân sự, luật hành chính và luật hình sự, đây cũng chính là quan điểm chung được nhiều quốc gia chấp nhận. Qua khảo sát pháp luật của một số quốc gia châu Âu và châu Á khác trong lĩnh vực bảo vệ NTD, một điều đặc biệt dễ nhận thấy đó là mô hình phát triển rất đa dạng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong mối liên hệ với pháp luật cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về điều kiện thương mại chung và pháp luật về trách nhiệm sản phẩm.

Ở Việt Nam các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Chúng được quy định trong Luật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định của BLDS năm 2005 về giao dịch hợp đồng (nhất là các quy định về bảo đảm chất lượng vật mua bán, bảo đảm thông tin về vật mua bán, vấn đề bảo hành...); các quy định về BTTH ngoài hợp đồng; các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ NTD (như trong lĩnh vực cạnh tranh, quảng cáo, thương mại, đo lường chất lượng hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường...). Ngoài ra, pháp luật bảo vệ NTD còn được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 và trong nhiều văn bản pháp lý liên quan khác đến sản xuất, kinh doanh dược phẩm, kinh doanh thuốc thú y, quy định về việc bảo đảm chất lượng hàng hoá, công bố và đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, quảng cáo, khuyến mại...

Do nằm rải rác trong nhiều ngành luật khác nhau và nhiều văn bản pháp quy khác nhau, nên các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD chưa được hệ thống hóa, khó tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thực thi pháp luật áp dụng trong hoạt động thực thi pháp luật BVQLNTD.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là một lĩnh vực luật công được dùng để điều chỉnh các quan hệ tư giữa các thương nhân và người tiêu dùng

Luật công (phân biệt với luật tư) là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và giữa nhà nước với tư nhân. Còn luật tư là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các tư nhân. Vì vậy, phương pháp điều chỉnh của luật công được đặc trưng bằng mệnh lệnh đơn phương, còn phương pháp điều chỉnh của luật tư được đặc trưng bằng sự thoả thuận ý chí. Đối tượng điều chỉnh của luật công hướng tới lợi ích công, còn đối tượng điều chỉnh của luật tư hướng tới lơị ích tư. Luật công được xem xét tại hệ thống tài phán luật công (chủ yếu là toà án hành chính), còn luật tư được xem xét tại hệ thống toà án tư pháp. Luật công có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Quy phạm luật công mang tính tổng quát, bắt buộc, khó mang tính tuỳ nghi mà nhiều khi nó không chỉ được thực hiện hay khởi xướng từ những chủ thể không phải là Nhà nước.

- Phương pháp của luật công mang tính mệnh lệnh đơn phương;

- Chính vì đặc điểm nói trên mà luật công là luật mang tính bất bình đẳng, theo đó cơ quan nhà nước hay các tổ chức cung cấp các dịch vụ công thường có đặc quyền trong các mối quan hệ pháp luật.

Với tính cách là pháp luật công, Pháp luật BVQLNTD thể hiện sự can thiệp của nhà nước và các thiết chế xã hội dân sự vào quan hệ pháp luật dân sự nhằm bảo vệ NTD được xem là “kẻ yếu” trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện các giao dịch phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Suy cho cùng vì mục tiêu giảm bớt sự “bất cân xứng” trong quan hệ tiêu dùng và thiết lập lại nguyên tắc “tự do khế ước” theo nguồn gốc và bản chất của quan hệ hợp đồng.

là quan hệ dân sự được thực hiện thông qua các Hợp đồng dân sự. Việc thiết lập hợp, thực hiện và giải quyết tranh chấp của các hợp đồng dân sự này dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao gồm nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốt đẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc hòa giải [10]. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhóm QPPL về bảo vệ quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật với các quy định về quyền của NTD và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã cho thấy sự can thiệp của Nhà nước vào mối quan hệ giữa các chủ thể này. Việc can thiệp này là cần thiết vì xuất phát từ tình trạng không tương xứng về thông tin, khả năng thương thảo ký kết hợp đồng, khả năng chi phối các điều kiện mua sắm, tiềm lực kinh tế cũng như khả năng gánh chịu rủi ro từ quá trình sử dụng sản phẩm. Vì vậy việc can thiệp của Nhà nước với mục đích bảo vệ kẻ yếu và quyền bình đẳng của các chủ thể dân sự là chính đáng và không mâu thuẫn với nguyên tắc tự do kinh doanh của kinh tế thị trường và sự phát triển của các hoạt động kinh doanh.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD mang trong mình rất nhiều quy định đặc biệt và ngoại lệ so với dân luật truyền thống

Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được xây dựng từ những quy định “đặc biệt” để bảo vệ NTD, bởi lẽ, các nguyên tắc, các quy định chung của Luật dân sự, tố tụng dân sự không thể giải quyết thỏa đáng yêu cầu bảo vệ quyền lợi NTD. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng can thiệp khá sâu vào quá trình giao dịch của các bên bằng cách đặt những điều kiện bắt buộc phải tuân thủ để khắc phục những bất lợi của người tiêu dùng trong quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ như: kiểm soát điều kiện giao dịch chung; cấm các điều khoản không công bằng; trình tự thực hiện giao dịch từ xa, giao dịch điện tử. Điển hình nhất là Luật về kiểm soát đối với những điều kiện giao dịch chung 1977 (AGB Gesetz) của Đức, Luật về những điều khoản hợp đồng không công bằng 1977 (Unfair Contract Terms Act) hay Quy định về những điều khoản không công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng 1999 (Unfair Terms in Consumer Contracts Regulations) của Anh và đặc biệt là Chỉ thị của Ủy ban châu âu số 93/13/EEC ngày 05/04/1993 về những điều khoản không công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 55)