Một số mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 67)

Thái Lan

Luật Bảo vệ NTD năm 1979 và Luật về tiếp thị và bán hàng trực tiếp năm 2002 là hai luật trọng tâm bảo vệ NTD. Theo đó, Luật Bảo vệ NTD quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của NTD, của chủ thể kinh doanh và cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ NTD và điều chỉnh ba lĩnh vực chính: bảo vệ NTD trong lĩnh vực quảng cáo, vấn đề ghi nhãn mác và hợp đồng. Luật về tiếp thị và bán hàng trực tiếp bảo vệ NTD thông qua giám sát, quản lý hoạt động tiếp thị và bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp. Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ NTD (Office of the Consumer Protection Board) trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ là cơ quan trung ương về bảo vệ NTD. Văn phòng thành lập theo quy định của Luật Bảo vệ NTD và chịu trách nhiệm thực thi 2 nguồn luật này ở Thái Lan.

Ngoài Luật Bảo vệ NTD và Luật tiếp thị và bán hàng trực tiếp, còn có các luật khác có liên quan như: Luật các điều khoản hợp đồng không lành mạnh A.D.1997, Luật Cạnh tranh Thương mại năm 1999, Luật giao dịch điện tử A.D.2001, Luật về lương thực, thực phẩm A.D.1979, Luật Dược phẩm A.D.1958, Luật về mỹ phẩm A.D.1992.

Bên cạnh các văn bản Luật, Thái Lan còn xây dựng chính sách phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính phủ áp dụng thuế tiêu thụ hàng hóa cho những hàng hóa có hại tới sức khỏe con người nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng cá nhân, tránh và ngăn chặn những thói quen tiêu dùng có hại cho sức khỏe, sử dụng những thu nhập đó để cải thiện sức khỏe và các hoạt động xã hội. Dựa trên tiêu chí an toàn cuộc sống và xã hội , Chính phủ sẽ thúc đẩy người dân với thu nhập thấp và trung bình có được nơi cư trú cho riêng mình thông qua các khoản cho vay dài hạn với lãi suất thích hợp để những người này có thể trả nhiều lần và thông qua các biện

pháp bảo vệ NTD.

Indonesia

Luật Bảo vệ NTD Indonesia ban hành ngày 20/4/1999, có hiệu lực từ ngày 21/4/2000. Luật bao gồm 15 chương và 65 điều quy định quyền và trách nhiệm của NTD, tổ chức, cá nhân kinh doanh, các cơ quan, tổ chức về bảo vệ NTD, trách nhiệm hướng dẫn và giám sát về bảo vệ NTD, cơ chế giải quyết tranh chấp, các chế tài xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Luật Bảo vệ NTD còn quy đi ̣nh cu ̣ thể về ca ̣nh tranh không lành mạnh, các điều khoản tiêu chuẩn, trách nhiệm trong bảo hành, quảng cáo và trách nhiê ̣m đối với sản phẩm. Ngoài ra, một phạm vi lớn của Luâ ̣t còn đề câ ̣p đến các khung pháp lý cho tổ chức bảo vê ̣ người tiêu dùng ở Indonesia. Bên cạnh đó vấn đề bảo vệ NTD còn được điều chỉnh ở các luật khác nhằm bảo vệ lợi ích NTD như: Luật số 2 năm 1966 về Vệ sinh; Luật số 15 năm 1985 về Điện lực; Luật số 23 năm 1992 về Sức khỏe; Luật số 7 năm 1996 về Thực phẩm.

Luật Bảo vệ NTD phân chia trách nhiê ̣m bảo vê ̣ người tiêu dùng giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ và việc thành lâ ̣p Uỷ ban Bảo vê ̣ người tiêu dùng quốc gia (NCPB). Uỷ ban Bảo vê ̣ người tiêu dùng quốc gia có thể thành lâ ̣p văn phòng đa ̣i diê ̣n (các khu vực cấp 1) để hỗ trợ thực thi các trách nhiệm của Uỷ ban. Chính phủ sẽ thành lâ ̣p Ban Giải quyết tranh chấp người tiêu dùng (Các khu vực cấp 2) để giúp tòa án giải quyết các tranh chấp về người tiêu dùng.

Điều đặc biệt trong chế tài của Luật Bảo vệ NTD quy đi ̣nh cả các biện pháp xử lý hành chính và xử lý hình sự. Mức pha ̣t đối với viê ̣c vi pha ̣m liên quan đến người tiêu dùng trong các hợp đồng thương ma ̣i lên tới 200 triê ̣u Rupiah ( tương đương với 356 triệu đồng Việt Nam). Các vi pha ̣m về ca ̣nh tranh không lành ma ̣nh dẫn đến thiệt hại nghiêm tro ̣ng, ốm đau nghiêm tro ̣ng, mất khả năng vĩnh viễn hoă ̣c tử vong sẽ bi ̣ xử lý hình sự. Với những hành vi ít nghiêm trọng của các vi phạm này có thể bị phạt lên tới 2 năm tù giam và nô ̣p pha ̣t 500 triê ̣u Rupiah (tương đương với 900 triệu đồng Việt Nam), những vi pha ̣m nghiêm tro ̣ng hơn có thể bi ̣ phạt 5 năm tù giam và nộp phạt một khoản lên tới 2 tỉ Rupiah (gần 4 tỉ đồng Việt Nam). Hơn nữa, tòa án cũng có quyền áp đặt các chế tài khác như là ti ̣ch thu sung công quỹ đối với mô ̣t số hàng hoá nhất định, bồi thường cho na ̣n nhân, lê ̣nh chấm dứt các hoạt động đang bị xử lý, thu hồi hàng hóa từ thi ̣ trường và thu hồi giấy phép kinh doanh (Điều 63)

Luật Bảo vệ NTD mở ra một thời kỳ mới trong viê ̣c bảo vê ̣ người tiêu dùng ta ̣i Indonesia bởi lẽ trước khi Luật Bảo vệ NTD được ban hành, chưa có mô ̣t bô ̣ luâ ̣t nào bảo vê ̣ các quyền của người tiêu dùng mô ̣t cách toàn diê ̣n, bao gồm cả trách nhiê ̣m đối với hàng giả. Luật Bảo vệ NTD cũng cho thấy vai trò của các hiê ̣p hô ̣i người tiêu dùng đô ̣c lâ ̣p trong việc bổ sung vào vai trò của các cơ quan nhà nước cùng tiến hành công tác bảo vê ̣ người tiêu dùng, điển hình các hiê ̣p hô ̣i người tiêu dùng đã được giao tư cách đa ̣i diê ̣n pháp lý cho người tiêu dùng tiến hành khởi kiện tại tòa án (Điểm c, Điều 46, Chương X Luật Bảo vệ NTD Số 8 năm 1999 của Indonesia)

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh không có một đạo luật riêng biệt về bảo vệ quyền lợi NTD, mà NTD được bảo vệ trong hầu hết các văn bản pháp luật của Anh. Theo những quy định pháp luật (Điều 1- Luật cạnh tranh lành mạnh) Anh, Cơ quan quản lý “thương mại lành mạnh” được thành lập với các chức năng quyền hạn rõ ràng, quản lý chung về những vấn đề liên quan đến thương mại lành mạnh nói chung và bảo vệ NTD nói riêng. Cơ quan quản lý cạnh tranh lành mạnh Anh thành lập Uỷ ban tư vấn mang tên “Uỷ ban tư vấn về bảo vệ NTD”. Đây là cơ quan trực tiếp xử lý các vụ việc liên quan đến bảo vệ NTD.

Trong lĩnh vực bảo vệ NTD, Luật thương mại lành mạnh còn cho phép Giám đốc Uỷ ban tư vấn một số quyền hạn bổ sung tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh. Ví dụ như Điều 34, Giám đốc có quyền yêu cầu từng cá nhân cụ thể phải chấm dứt hoạt động thương mại gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế cũng như sức khoẻ và an toàn cho NTD tại Anh, và hoạt động thương mại đó theo Tổng Giám đốc có ảnh hưởng đến NTD và yêu cầu những người này nộp những bản cam kết cần thiết. Nếu có sự vi phạm cam kết thì Uỷ ban tư vấn có thẩm quyền kiện lên toà án đặc biệt. Trường hợp đơn kiện được xử thoả mãn cho bên nguyên mà bị đơn không thi hành án thì bị đơn có thể bị truy cứu trách nhiệm về việc không tôn trọng toà án tuỳ theo từng mức độ.

Nhằm bảo vệ hơn nữa quyền lợi NTD, Luật hợp đồng quy định khắt khe về nghĩa vụ đối với nhà sản xuất, phân phối và hạn chế các quyền của họ. Theo đó, nhà sản xuất hoặc phân phối không được đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế hay xoá bỏ trách nhiệm của mình. Nhà sản xuất không có quyền [47]: Tiến hành việc thực hiện hợp đồng trái với điều mà bên sản xuất đáng lẽ thông thường phải thực hiện; Không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ hợp đồng của mình chỉ với lý do

một điều khoản trong hợp đồng không thoả mãn tiêu chuẩn hợp lý.

Những trường hợp NTD có quyền đòi bồi thường khi thiệt hại [47]: Phát sinh từ những hàng hoá có khuyết tật trong thời gian NTD sử dụng chúng; Là kết quả của sự vô ý của người sản xuất hoặc người bán chúng; trách nhiệm đối với tổn thất hoặc thiệt hại không thể bị từ bỏ hoặc hạn chế bằng cách viện dẫn đến bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng hoặc lời hứa hẹn có nội dung bảo đảm hoặc bảo hành hàng hoá.

Luật pháp Anh rất coi trọng những lời chào hàng, quảng cáo thông tin hàng hoá của nhà sản xuất và ràng buộc trách nhiệm của nhà sản xuất. Bất kỳ thông tin nào dưới hình thức văn bản, đều là sự bảo đảm nếu thông tin đó có nội dung hoặc nhằm mục đích ghi nhận nội dung lời hứa hoặc lời cam đoan về việc về chất lượng hàng hoá hay cam đoan khắc phục những khuyết tật hàng hoá bằng cách đổi lại cái mới hoặc thay thế từng phần, sửa chữa, bồi thường.

Nhà sản xuất phải chiu trách nhiệm đối với trường hợp hàng hoá trên thực tế không phù hợp với sự mô tả, hoặc hàng mẫu trong một mức độ nhất định; hoặc chất lượng hàng hoá hoặc tính năng hữu dụng của chúng.

Cùng với sự phát triển của các hình thức thương mại, thì dịch vụ giao hàng tận nhà đang rất phát triển và cũng phát sinh nhiều vấn đề, thúc đẩy nhà nước ra những điều luật điều chỉnh. Nét đặc thù của việc điều chỉnh pháp lý này ở chỗ: phải tạo điều kiện cho NTD có một khoảng thời gian nhất định suy nghĩ trước khi ký ước và có thể trả lại hàng cho người bán. Có thể thấy rằng trong hoàn cảnh như vậy, tất yếu NTD không có khả năng để đánh giá các điều khoản đưa ra trong hợp đồng một cách đúng đắn, đặc biệt là định giá một mặt hàng hoặc một dịch vụ nào đó do không có khả năng so sánh các dịch vụ. Do đó, pháp luật Anh đã có những quy định về việc khước từ hợp đồng. Dù những dịch vụ này không có giao ước bằng văn bản nhưng người bán vẫn phải có trách nhiệm trao cho người mua các bản cáo thị, trong đó ghi rõ, người mua được quyền từ chối mua nếu như hàng hoá không đúng như lời chào hàng. Sự khước từ hợp đồng của người mua hàng làm phát sinh quan hệ bồi hoàn hai chiều.

Hoa Kỳ

Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật “Magnuson Moss” về bảo vệ NTD vào năm 1975. Luật này còn gọi là Luật về các bảo đảm và thẩm quyền của Ủy ban

thương mại Liên Bang [167]. Trong đó những yêu cầu đối với những nhà sản xuẩt và phân phối. Ngoài ra còn đưa ra những danh mục chuẩn tối thiểu của Liên Bang nhằm giúp cho NTD có thể sử dụng để tự bảo vệ mình. Trong luật này doanh nghiệp có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tổn thất hay đền bù, thay thế hàng hoá khi NTD có khiếu nại về hàng hoá. Những năm sau đó, những điều khoản hợp đồng bắt đầu được chú ý hơn trong việc bảo vệ NTD. Trong hợp đồng cấm các doanh nghiệp đưa ra các điều khoản bảo lưu bất lợi cho NTD, miễn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hàng hoá của mình hay làm giảm đi trách nhiệm đó.

Hoa Kỳ còn có một hệ thống các văn bản pháp luật bảo vệ NTD như Luật bảo hộ tín dụng tiêu dùng, Luật an toàn hàng hoá tiêu dùng, Luật về nghĩa vụ đóng bao bì bảo đảm tránh sự thâm nhập của chất độc hại, Luật cấm dùng các chất gây hại sức khoẻ con người. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với NTD quy định những nghĩa vụ đối với người sản xuất hoặc xí nghiệp dịch vụ, nhằm giúp cho NTD - với tư cách là bên yếu thế hơn về kinh tế - được hưởng các bảo đảm phù hợp và được sử dụng những phương tiện khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình. Trong luật có phân biệt rõ hai bảo đảm mà NTD được hưởng khi mua hàng đó là bảo đảm ghi rõ và đảm bảo đương nhiên.

- Đảm bảo ghi rõ là bất kỳ văn bản chứng thực nào về nghĩa vụ do doanh nghiệp đưa cho NTD khi bán các hàng hóa tiêu dùng, là văn bản chứng thực liên quan đến vật liệu hoặc tính chất sử dụng của hàng hoá và có nội dung khẳng định hoặc hứa hẹn chất liệu hoặc tính chất sử dụng nêu trên không hề có khuyết tật, ngoài ra nó còn là văn bản bảo đảm bồi thường thiệt hại, sửa chữa, thay thế hàng hoá, hoặc thực hiện các yêu cầu khác của người mua, nếu mặt hang đó không đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng.

- Bảo đảm đương nhiên (hay còn gọi là bảo hành đương nhiên) là bảo đảm không được thể hiện dưới hình thức văn bản, mà là bảo đảm được hưởng theo luật khi mua các hàng hoá tiêu dùng.

Những phương thức đền bù mà doanh nghiệp phải thực hiện nếu hàng hoá có lỗi [50]: Khắc phục khuyết tật; Thay thế hàng có khuyết tật là đưa ra một hàng hoá khác cùng loại hoặc có giá trị tương đương; Trả lại số tiền mua hàng hoá khi doanh nghiệp không thể thay thế hàng có khuyết tật, mà việc khắc phục khuyết tật lại không lợi hoặc không thể thực hiện và cả trong trường hợp NTD muốn hoàn lại tiền.

Để có thể thông tin đầy đủ cho NTD một cách đầy đủ hơn, ngăn ngừa sự lừa đảo, giúp cải thiện chất lượng hàng hoá tiêu dùng, doanh nghiệp phải giao cho NTD giấy tờ bảo đảm các mặt hàng tiêu dùng, các giấy tờ này phải được doanh nghiệp trình bày với nội dung bảo hành một cách đầy đủ, chính xác bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Pháp luật Hoa Kỳ quy định rằng, văn bản bảo đảm phải dễ hiểu cho mọi người mua hàng và nhận dịch vụ. Văn bản bảo đảm phải hết sức dễ hiểu, dùng các từ ngữ đơn giản, không chứa đựng các kiến thức chuyên ngành. Trong quá trình soạn thảo luật, người ta đã đưa ra công trình nghiên cứu và kết luận rằng một văn bản dễ hiểu là văn bản có khả năng làm cho đa số người nắm được và hiểu toàn bộ điều kiện bảo đảm ngay lúc mua hàng, còn khi phát sinh bất đồng liên quan đến nội dung bảo đảm và khi cần thiết thì có khả năng áp dụng đúng các phương tiện họ được hưởng để bảo vệ lợi ích của mình. Để đạt được các mục đích nêu trên Luật quy định các yêu cầu đối với văn bản bảo hành là phải trình bày ngắn gọn, làm sao để người tiêu dùng có thể nắm vững được nội dung và sử dụng triệt để các yêu cầu ở đó.

Luật cấm đưa vào hợp đồng với NTD các điều khoản bảo lưu gây bất lợi cho NTD. Khi bảo đảm các hàng hoá tiêu dùng các doanh nghiệp không được ép buộc người mua theo một số điều kiện nào đó, hoặc không được đưa ra bất kỳ yêu sách nào đó có thể tạo khả năng cho doanh nghiệp trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình.

Để đảm bảo thực thi hệ thống luật bảo vệ NTD, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua hàng loạt các biện pháp về mặt tổ chức và pháp luật. Thiết lập hệ thống đa tổ chức nhà nước và phi chính phủ để bảo về NTD trên toàn bộ các đơn vị hành chính, lãnh thổ khác nhau (bao gồm: liên bang, bang). Trong các tổ chức đó, đứng vai trò chủ đạo là Uỷ ban thương mại liên bang Hoa Kỳ - USFTC (Federal Trade Commission). Đây là cơ quan bảo vệ NTD nòng cốt của Hoa Kỳ, thực hiện các chức năng sau: (i) Xác định các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh gây thiệt hại tới lợi ích NTD; (ii)Ngăn chặn các hành vi kinh doanh gian dối, không lành mạnh thông qua việc thực thi pháp luật; (iii) Hạn chế thiệt hại cho NTD thông qua việc giáo dục NTD.

Cục Bảo vệ NTD nằm trong Uỷ ban và Cục chịu trách nhiệm thực thi rất nhiều luật và quy định của Ủy ban và cũng có chức năng xây dựng chính sách bảo vệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w