Khái quát chung

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 103 - 105)

- Đường biểu thị giới hạn hiện tượng dưới dạng các chỉ tiêu bản chất của chúng thì không thể tổng quát hoá hơn nữa mà có thể trừu tượng hoá không gian có thể dựa trên sự xác định số lượng nội dung của chúng.

7.1.1 Khái quát chung

Các đối tượng trên mặt đất cũng như các quá trình trừu tượng, các hiện tượng gắn với sự định vị trong không gian đều có thể diễn đạt bằng bản đồ, thông qua quá trình thành lập bản đồ. Theo nghĩa rộng nhất, thành lập bản đồ là quá trình vận dụng ngôn ngữ bản đồ để chuyển đổi các thông tin không gian thành thông tin bản đồ, theo mục đích nào đó.

Hoạt động thành lập bản đồ đã có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử văn minh của loài người. Có thể lấy ví dụ, người thượng cổ đã biết vẽ hoặc khắc trên đá, trên đất nung các hình vẽ khu vực cư trú hoặc chỉ dẫn đường đi bằng các ký hiệu tượng hình, đó là những sản phẩm bản đồ sơ khai đầu tiên. Sự phát triển của các sản phẩm bản đồ luôn gắn liền với các bước phát triển khoa học công nghệ qua các thời kỳ, từ kỹ thuật đo - vẽ thủ công, cơ khí hoá đến điện tử hoá.

Thuật ngữ “Thành lập bản đồ” trong tiếng Việt có thể hiểu tương đương với thuật ngữ “Mapping”, “Map making” trong tiếng Anh. Thành lập bản đồ là một bộ môn nghiên cứu rất rộng và quan trọng của bản đồ học, nhằm nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ để tạo ra các sản phẩm bản đồ. Đối tượng nghiên cứu của môn Thành lập bản đồ là xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp, công nghệ, và quy trình công nghệ.

Trong thành lập bản đồ hàm chứa nhiều khái niệm, phương pháp luận và công nghệ. Đây thực sự là một quá trình vận dụng tổng hợp tri thức bản đồ học cùng một số lĩnh vực khoa học có liên quan -

Trắc địa, Viễn thám, Toán học, Mỹ thuật, Công nghệ in, Tin học, …, và các kiến thức chuyên đề của bản đồ cần thành lập - để thu thập, chế biến thông tin, định vị không gian và mô hình hoá chúng thành dạng mô hình bản đồ. Các phương pháp mô hình hoá thông tin có thể là: địa lí, toán học, thống kê, tin học, đồ họa, … và các phương pháp mang tính chuyên đề.

Tính chất đa dạng của quá trình thành lập bản đồ

Do tính chất đa dạng và phong phú của các thể loại bản đồ, cũng như phụ thuộc vào các mục đích sử dụng khác nhau, mà quá trình thành lập bản đồ cũng rất khác nhau về nhiều khía cạnh: mức độ phức tạp, quy mô tổ chức sản xuất, mức độ đầu tư, thời gian thực hiện, quy trình công nghệ… Có những bản đồ muốn thành lập phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để thực hiện nhiều nhiệm vụ khó khăn và phức tạp như: đo đạc ngoài thực địa, tính toán và xử lí số liệu đo đạc, biên tập và in ấn. Với trình độ công nghệ của 15 - 20 năm trở về trước thì việc sản xuất có thể kéo dài hơn chục năm. Điển hình cho các loại này là việc thành lập những bản đồ tỷ lệ lớn (bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, …) và những bản đồ chuyên đề trong các chương trình điều tra cơ bản (bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo, …). Trái lại, có rất nhiều bản đồ (thường là các bản đồ tỷ lệ nhỏ, bản đồ dùng cho mục đích tuyên truyền, quảng cáo, giảng dạy, …) việc thành lập rất mau chóng và đơn giản, chỉ cần một vài ngày là xong. Ngày nay nhờ ứng dụng công nghệ tin học mà các quá trình thành lập bản đồ được tự động hoá. Nhiều bản đồ có thể được thành lập chỉ trong vàì giờ (các tài liệu cần thiết đã được chuẩn hoá và có sẵn trong máy tính).

Muốn thành lập bất kỳ một bản đồ nào, trước tiên cần làm rõ về mục đích và đối tượng sử dụng bản đồ. Tức là phải trả lời đúng câu hỏi: bản đồ dùng cho mục đích gì, những ai sử dụng, sử dụng như thế nào. Điều này sẽ ảnh hưởng chính đến việc định hướng nguồn tài liệu, xác định nội dung và thiết kế ký hiệu cho bản đồ.

Sự hiểu biết về ngôn ngữ bản đồ và phương pháp trình bày đồ hoạ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến công việc thiết kế và biên tập bản đồ. Ngày nay, trình độ hiểu biết về tin học càng làm cho chất lượng của những công việc này được nâng cao và giúp người làm bản đồ phát minh ra nhiều ý tưởng hay.

Đối với các bản đồ chuyên đề, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiến thức bản đồ học và kiến thức chuyên đề. Để giải quyết vấn đề này, một là đòi hỏi người làm bản đồ phải nghiên cứu và học hỏi để có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực chuyên đề của bản đồ. Tuy nhiên điều này khó thực hiện bởi vì một người làm bản đồ thường phải thực hiện nhiều thể loại bản đồ chuyên đề khác nhau, không thể có đủ khả năng hiểu thấu được tất cả các chuyên đề. Cách thứ hai phù hợp hơn là có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà bản đồ và chuyên gia thuộc từng chuyên đề. Sự phối hợp này đảm bảo cho việc thể hiện nội dung của bản đồ đúng với mục đích, yêu cầu của bản đồ và đúng với đặc điểm địa lí của hiện tượng chuyên đề đó.

xuất, lựa chọn quy trình công nghệ và giá thành sản phẩm. Nếu tư liệu đã có sẵn ở các dạng bản đồ, văn bản, bảng số liệu, và đặc biệt là đã được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu của máy tính một cách có hệ thống thì quá trình thành lập bản đồ được rút ngắn rất nhiều, và giá thành sản xuất cũng rất rẻ. Trong trường hợp ngược lại, người ta sẽ phải triển khai các công việc điều tra, đo đạc, phân tích và xử lí số liệu trước khi biên vẽ bản đồ, là việc làm rất tốn công sức, tiền của và thời gian.

Trình độ và mức độ đầu tư trang bị công nghệ của cơ sở sản xuất có ảnh hưởng đặc biệt đến chất lượng của bản đồ và mang lại hiệu quả cao về thời gian, hiệu quả đáng kể về kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ tin học và các thiết bị tự động hoá ở nước ta hiện nay đã cho phép làm ra những sản phẩm bản đồ tinh xảo, hiện đại và chất lượng cao.

Con người đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo và thực hiện trong cả quá trình thành lập bản đồ, do đó nó rất quan trọng. Những người tham gia vào quá trình thành lập bản đồ phải có kiến thức và trình độ vững vàng về bản đồ học và những vấn đề có liên quan. Ngoài ra, những lĩnh vực kiến thức khác như tin học, toán học, địa lí học, … cũng hết sức có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w