Biểu hiện số lượng đối tượng:

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 58 - 60)

- toạ độ vuông góc: q– ρ.cosδ y= ρ.sinδ,

b. Biểu hiện số lượng đối tượng:

Ở phương pháp kí hiệu, số lượng đối tượng được biểu hiện thông qua kích thức kí hiệu.

Mối tương quan này có thể theo những sự xác định toán học khác nhau và theo các kiểu phụ thuộc toán học khác nhau.

Sự xác định toán học khác nhau sẽ cho mức độ chính xác về số lượng của đối tượng khác nhau. Sự xác định toán học có thể theo tính khả ước tuyệt đối hoặc theo tính khả ước tương đối. Nếu như kích thước kí hiệu biến đổi tương ứng với số lượng cụ thể của từng đối tượng, là sự biểu hiện theo khả ước tuyệt đối. Tính khả ước này cho sự chính xác toán học cao. Thông qua kí hiệu có thể xác định được số lượng của từng đối tượng ở mỗi điểm cụ thể. Theo tính khả ước tuyệt đối, các thang kí hiệu có thể là thang liên tục hoặc thang cấp bậc, tức là thang bị phân chia nhỏ thành các khoảng cách. Nếu là thang liên tục thì kích thước của các kí hiệu biến đổi liên tục tương ứng với sự biến đổi về số lượng của mỗi đối tượng. Nếu theo thang cấp bậc, nghĩa là các đối tượng có số lượng gần nhau được ghép thành các nhóm số lượng và mỗi nhóm được qui định một kích thước kí hiệu. Theo cách này thì kích thước của các kí hiệu không thay đổi trong giới hạn của một khoảng cách số lượng nào đó, sẽ tăng lên ngay khi khoảng cách tiếp sau. Các thang này có thể xây dựng theo nguyên tắc cấp số cộng, cấp số nhân hoặc tuỳ ý (hỗn hợp). Sự qui định các khoảng cách và chia theo nguyên tắc nào phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, hiện tượng và mục đích bản đồ (vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn ở phương pháp đồ giải). Thang cấp bậc không xác định tính toán học cao như thang liên tục, nhưng dễ tri giác hơn và cho phép khi nghiên cứu bản đồ có thể không phải dùng đến các phương tiện hỗ trợ như compa, thước kẻ cũng như các phương pháp tính toán số học phức tạp.

Nếu theo tính khả ước tương đối, đặc tính số lượng của đối tượng không còn được biểu hiện theo sự xác định toán học. Lúc này số lượng của các đối tượng, hiện tượng chỉ mang tính khái niệm như lớn, trung bình, nhỏ. Sự khả ước tương đối cho độ chính xác toán học về mặt định lượng của các đối tượng là rất thấp, vì thế rất ít được sử dụng đối với các bản đồ nghiên cứu, nhưng lại được dùng khá phổ biến ở các bản dồ giáo khoa treo tường cấp phổ thông hoặc các bản đồ tuyên truyền, cổ dộng. Sự lựa chọn kích thước cơ sở cho các kí hiệu cũng như các thang kí hiệu tương ứng với một số lượng nhất định nào đó của đối tượng, hiện tượng phải được lựa chọn trên cơ sở đặc trưng số lượng của các

đối tượng, hiện tượng biểu hiện, sao cho vẫn đảm bảo được sự tri giác với các kí hiệu nhỏ nhất (có số lượng bé nhất) và không làm cho bản đồ quá tải vì những kí hiệu quá lớn (có số lượng lớn nhất). Để giải quyết mối quan hệ tương quan giữa số lượng hiện tượng với kích thước kí hiệu, có thể lựa chọn những kiểu phụ thuộc toán học khác nhau: phụ thuộc theo chiều dài, phụ thuộc theo diện tích và phụ thuộc theo thể tích. Cùng một số lượng, tuỳ thuộc vào các kiểu phụ thuộc toán học khác nhau này sẽ cho kích thước kí hiệu khác nhau.

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 58 - 60)