Tính thống nhất

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 102 - 103)

- Đường biểu thị giới hạn hiện tượng dưới dạng các chỉ tiêu bản chất của chúng thì không thể tổng quát hoá hơn nữa mà có thể trừu tượng hoá không gian có thể dựa trên sự xác định số lượng nội dung của chúng.

6.3.2 Tính thống nhất

Tập bản đồ là một tác phẩm bản đồ. Các bản đồ trong tập bản đồ phải bảo đảm được sự bổ sung, sự phù hợp và sự so sánh. Tập bản đồ không phải là một tập hợp các bản đồ được sắp xếp một cách cơ giới. Vì thế, tập bản đồ phải đảm bảo sự thống nhất bên trong của tập bản đồ về nguyên tắc biểu hiện, về cấu trúc và nhiều yếu tố khác nữa.

Tính thống nhất được biểu hiện qua

- Cơ sở toán học của bản đồ là sự lựa chọnhợp lí các phép chiếu hình bản đồ. Nên lựa chọn ít phép chiếu trong một tập bản đồ trên cùng một lãnh thổ. Tuy nhiên, các bản đồ được sử dụng chung một phép chiếu chỉ giới hạn ở một tỉ lệ nhất định và các tỉ lệ có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ với nhau (các tỉ lệ là bội số của nhau).

- Phương pháp biểu hiện và kí hiệu bản đồ. Bảo đảm tính thống nhất của các phương pháp biểu hiện và các chỉ số thu nạp, sự tương đồng của các kí hiệu trên các bản đồ.

- Tổng quát hoá đối tượng thống nhất về phương hướng - Sự ứng hợp của nội dung bản đồ với những thời kì nhất định.

- Cấu trúc lôgíc, bố trí các bản đồ trong tập bản đồ đảm bảo tính liên tục, hệ thống.

Hiện nay, nhiều tập bản đồ được thành lập phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, với những chủ đề khác nhau, với quy mô lãnh thổ khac snhau và kích cỡ khác nhau. Vì thế các tập bản đồ cũng được phân loại để đảm bảo cho sự thành lập và sử dụng các tập bản đồ một cách khoa học và thuận tiện. Cụ thể sự phân loại các tập bản đồ như sau:

a. Phân loại theo lãnh thổ:

Với sự phân loại này, các tập bản đồ được phân thành:

- Các tập bản đồ thế giới, biểu hiện những hiện tượng, đối tượng địa lí trên toàn hành tinh và các châu lục.

- Các tập bản đồ quốc gia, phản ánh những đặc điểm địa lý của đất nước. Ví dụ: Tập bản đồ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Các tập bản đồ khu vực (có thể là vùng hoặc tỉnh) trình bày những đặc điểm địa lí của các bộ phận lãnh thổ của quốc gia, như tập bản đồ Tây Nguyên, tập bản đồ tỉnh Lai Châu.

b. Theo nội dung (chủ đề)

- Tập bản đồ địa lý đại cương, phản ảnh những đặc điểm địa lí chung, thường gặp là tập bản đồ địa lý đại cương thế giới ( tập bản đồ tra cứu thế giới của Liên Xô - 1967).

- Các tập bản đồ địa lý tự nhiên, biểu hiện những đặc điểm địa lý tự nhiên chung hoặc địa lí tự nhiên bộ phận, như các tập bản đồ khí hậu, tập bản đồ địa lý động thực vật.v. v….

- Các tập bản đồ kinh tế – xã hội, có thể là tập bản đồ chung nền kinh tế quốc dân hoặc từng ngành kinh tế – xã hội, như tập bản đồ dân cư, tập bản đồ nông nghiệp.

- Các tập bản đồ địa lý tổng hợp, phản ảnh toàn bộ các đặc điểm địa lí lãnh thổ bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội - chính trị (tập bản đồ quốc gia của các nước).

Theo dấu hiệu phân loại này, có các tập bản đồ giáo khoa, tập bản đồ nghiên cứu khoa học, tập bản đồ lịch sử, tập bản đồ du lịch, tập bản đồ quốc phòng v.v.

d. Theo khuôn khổ, kích thước

- Căn cứ vào khuôn khổ, kích thước của tập bản đồ chia ra:

- Các tập bản đồ lớn (đại Atlat), kích thước khoảng 60cm x 45cm (tập bản đồ biển của Liên Xô; tập bản đồ quốc gia Việt Nam)

- Các tập bản đồ cỡ trung bình, kích thước khoảng 40cm x 25 cm - Các tập bản đồ cỡ nhỏ (tiểu Atlat).

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI

1. Ý nghĩa và nguyên tắc của sự phân loại bản đồ địa lí?

2. Phân tích mục đích, ý nghĩa và nội dung của các hệ thống phân loại bản đồ địa lí?

CHƯƠNG VII: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ7.1 KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w