- Năm 1873 nhà Vật lý học người Đức Lixtinh đã đưa ra khái niệm Geoid. Mặt Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh trải rộng xuyên qua các lục địa tạo thành một mặt cong khép kín.
- Tại bất kỳ một điểm nào trên bề mặt này, đường pháp tuyến đi qua điểm đó cũng trùng với phương của dây dọi.
- Trong thực tiễn Trắc địa - Bản đồ, người ta lấy mặt Elipxôid quay có hình dạng và kích thước gần giống Geôid làm bề mặt toán học thay cho Geôid.
- Elipxôid có khối lượng bằng khối lượng Geôid, tâm trùng với trọng tâm của Trái Đất, mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng xích đạo Trái Đất.
- Có hai dạng Elipxôid được nghiên cứu và sử dụng là Elipxôid Trái Đất và Elipxôid Quy chiếu. + Elipxôid xoay quanh mặt phẳng xích đạo, có tâm trùng với tâm của mặt phẳng xích đạo và tâm của Trái đất, biểu diễn chính xác tới mức tối đa bề mặt của Geoid ở tỉ lệ nhỏ gọi là Elipxôid Trái Đất. + Elipxôid, mà trên bề mặt của nó được thực hiện các tính toán về trắc địa thiên văn, địa hình… và có hình dạng gần với bề mặt Geoid hơn tại một vùng nào đó trên Trái Đất gọi là Elipxôid Quy chiếu. - Mỗi quốc gia lại sử dụng một Elipxôid Quy chiếu riêng. Các Elipxôid này khác nhau về kích thước của các bán trục.
- Cùng với sự xác định hình dạng, các nhà khoa học đã tiến hành đo kích thước Trái Đất, cụ thể là xác định bán trục lớn (a) và bán trục nhỏ (b) của Elipxôid Trái Đất trên cơ sở đo đạc Trắc địa, Thiên văn và Trọng lực. Từ kích thước bán trục lớn và bán trục nhỏ đã đo được, tính độ dẹt (a) của
Elipxôid.
- Ở nước ta, từ năm 2000 trở về trước hình Elipxôid Trái Đất của Kraxovxki được lấy làm trị số chính thức trong đo đạc. Từ năm 2000 trở lại đây, sau khi hệ qui chiếu VN 2000 được ban hành trên toàn quốc, các tính toán trắc địa của nước ta được thực hiện theo Elipxôid WGS 84, là Elipxôid được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thế giới.
- Do độ dẹt của Elipxôid Trái Đất rất nhỏ, chưa bằng một phần ba trăm, chỉ tương tương đương với 21,36km, nên đối với một số tính toán trong Bản đồ hoặc lập mô hình Trái Đất (Quả cầu địa lí) có thể coi Trái Đất như một khối cầu, có đường kính gần trùng với trục quay Trái Đất. Bán kính của khối cầu có diện tích bề mặt bằng bề mặt của Elipxôit Trái Đất theo FN Kraxovxki: R = 6371,116 km.