PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 80 - 87)

- toạ độ vuông góc: q– ρ.cosδ y= ρ.sinδ,

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.8 PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG

Sự biểu hiện bản đồ, không phải ở bản đồ nào cũng nêu lên sự phân bố, số lượng hoặc chất lượng của các đối tượng, hiện tượng, mà nhiều trường hợp sự vận động theo không gian và thời gian của hiện tượng mới là đặc trưng quan trọng của hiện tượng cần được phản ánh. Ví dụ sự di chuyển của các dòng biển, sự di cư của các loài chim, sự di dân, sự lưu chuyển hàng hoá, hướng hành quân,

v.v… Đặc tính này có thể được biểu hiện qua nhiều phương pháp biểu hiện, nhưng phương pháp biểu hiện trực tiếp và có ưu thế nhất là phương pháp kí hiệu đường chuyển động - một phương pháp biểu hiện bản đồ đặc trưng cho sự vận động.

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp được sử dụng để thể hiện trên bản đồ sự dịch chuyển (chuyển động) của các đối tượng, hiện tượng địa lí. Các đối tượng, hiện tượng được biểu hiện có thể là các hiện tượng tự nhiên (các dòng hải lưu, hướng di cư của các loài chim …), các hiện tượng kinh tế - xã hội (nhưng sự di dân, sự trao đổi hàng hoá….), các mối liên hệ chính trị - lịch sử và các hướng tiến công trong các chiến dịch quân sự v.v…

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động được sử dụng đối với mọi đối tượng bất kể đối tượng đó tồn tại dưới dạng phân bố như thế nào: theo điểm (sự chuyển động của một con tàu), theo đường (sự chuyển dịch của các front), theo diện liên tục (sự di chuyển của các khối khí), theo diện phân tán (sự di trú của các đàn gia súc chăn thả), v.v…

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động có khả năng phản ánh mọi đặc tính chuyển động của các đối tượng hoạ đồ như đường chuyển dịch, hướng chuyển dịch, phương thức chuyển dịch, tốc độ chuyển dịch, cường độ chuyển dịch và chất lượng, cấu trúc của các hiện tượng chuyển dịch. Tuy nhiên không phải bất cứ hiện tượng nào cũng cần đặc trưng tất cả các mặt như vậy, mà tuỳ thuộc vào mục đích bản đồ, đặc điểm đối tượng, hiện tượng.

Với những đặc tính đó, phương pháp kí hiệu đường chuyển động được sử dụng rộng rãi trên nhiều bản đồ, cả bản đồ địa lí đại cương và bản đồ chuyên đề, đặc biệt trên các bản đồ lịch sử, bản đồ quân sự, bản đồ khí hậu và bản đồ các mối quan hệ kinh tế - xã hội.

Phương tiện chủ yếu của phương pháp kí hiệu đường chuyển động để biểu hiện sự chuyển dịch của các đối tượng, hiện tượng hoạ đồ là các vectơ (mũi tên). Thông qua hình thức của các vectơ có thể phản ánh hướng chuyển dịch, số lượng, chất lượng và cấu trúc của các đối tượng, hiện tượng biểu hiện.

Số lượng hiện tượng được thể hiện bằng chiều dài hoặc chiều rộng của các vectơ. Chất lượng hiện tượng được thể hiện bằng màu sắc của vectơ và cấu trúc của hiện tượng được thể hiện theo các đoạn hoặc các dải trong vectơ có tỉ lệ tương ứng với các thành phần của đối tượng.

Một phương tiện thể hiện khác cũng được dùng tương đối phổ biến, đặc biệt là ở các bản đồ “Các mối liên hệ kinh tế” là các dải băng. Các dải băng được đặt dọc theo tuyến di chuyển của hiện tượng kèm với mũi tên định hướng. Độ rộng của dải băng thể hiện số lượng của hiện tượng. Ví dụ trên bản đồ kinh tế giao thông, là lưu lượng hành khách hoặc lưu lượng hàng hoá vận chuyển trên tuyến đường. Chất lượng và cấu trúc bên trong của hiện tượng chuyển dịch được thể hiện bằng màu sắc hoặc các nét chải khác nhau.

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện sự chuyển dịch của các hiện tượng, đối tượng có thể thể hiện ở các mức độ khác nhau: Truyền đạt chính xác các tuyến chuyển dịch từ điểm đầu đến điểm cuối và truyền đạt sơ lược. Sự truyền đạt chính xác được thể hiện bằng các vectơ hoặc các dải

băng bố trí trùng với các đường di chuyển của hiện tượng (đường sắt, đường ô tô, đường thuỷ …) trên cả đoạn đường di chuyển. Truyền đạt sơ lược thường chỉ thể hiện các vectơ ở điểm xuất phát và điểm kết tthúc sự vận động của các đối tượng, hiện tượng.

Quan sát trang bản đồ và cho biết, phương pháp đường chuyển động (hay ký hiệu chuyển động) khác cơ bản phương pháp ký hiệu hình tuyến ở chỗ nào?

Chỉ cần điểm đầu và điểm cuối là chính xác về mặt vị trí.

4.4.9 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ BIỂU ĐỒ (CARTODIAGRAM)

Trong những trường hợp thành lập bản đồ mà các tư liệu bản đồ chỉ đưa ra sự phân chia lãnh thổ (thường là lãnh thổ hành chính), không định vị được từng vị trí phân bố của đối tượng và các tài liệu đặc trưng cho đối tượng là các số liệu thống kê theo những lãnh thổ đó, hoặc yêu cầu của bản đồ thành lập chỉ dừng ở mức nêu lên tổng lượng của đối tượng trong mỗi đơn vị lãnh thổ, thì phương pháp biểu hiện được sử dụng phổ biến là phương pháp Bản đồ biểu đồ.

Phương pháp Bản đồ biểu đồ là phương pháp biểu hiện các đối tượng, hiện tượng hoạ đồ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ. Mỗi đơn vị lãnh thổ hoạ đồ được đặt một biểu đồ có giá trị tổng lượng theo số lượng thống kê của đối tượng phân bố trong lãnh thổ đó. Nếu trong một đơn vị lãnh thổ, muốn biểu hiện nhiều đối tượng khác nhau, có thể thể hiện nhiều biểu đồ khác nhau. Mỗi biểu đồ đặc trưng cho một đối tượng. Ví dụ như tổng diện tích canh tác, tổng giá trị sản lượng,

v.v…

Điều này cho phép kết hợp biểu hiện được nhiều nội dung và xác lập các mối tương quan số lượng của các đối tượng. Vì thế phương pháp này còn được gọi là phương pháp Bản đồ thống kê. Phương pháp Bản đồ biểu đồ được sử dụng rộng rãi đối với các bản đồ kinh tế - xã hội - những đối tượng được nghiên cứu gắn liền với thống kê.

Phương pháp Bản đồ biểu đồ có khả năng phản ánh được nhiều đặc tính của đối tượng như số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực. Mỗi biểu đồ được xem như một kí hiệu đặt trong một đơn vị lãnh thổ, các đặc trưng của đối tượng được phản ánh qua biểu đồ. Số lượng đối tượng được thể hiện theo kích thước biểu đồ. Kích thước này có thể tính theo sự phụ thuộc theo đường, theo diện tích hoặc theo thể tích và theo sự khả ước tuyệt đối hoặc tương đối, có thể là sự khả ước tuyệt đối liên tục và cũng có thể là khả ước tuyệt đối theo thang bậc. Cấu trúc và chất lượng hiện tượng được thể hiện qua các thành phần của biểu đồ có tỉ lệ tương ứng với các thành phần của đối tượng bằng màu sắc khác nhau. Động lực hiện tượng được thể hiện bằng các biểu đồ đặt lồng lên nhau (biểu đồ hình tròn, hình vuông) hoặc đặt cạnh nhau (biểu đồ hình cột) (xem phần phương pháp kí hiệu điểm).

Ngoài những dạng biểu đồ phổ biến (hình cột, hình tròn, hình vuông …), để dễ nhận thức được số lượng đối tượng, giảm sự tính toán, so sánh, có thể dùng biểu đồ dạng tập hợp nhiều hình nhỏ như các điểm chấm (các hình tròn nhỏ, hình vuông nhỏ …) có cùng một giá trị nhất định đặt theo dạng biểu đồ. Dạng biểu đồ này gọi là biểu đồ tập hợp.

Phương pháp Bản đồ biểu đồ và phương pháp kí hiệu điểm, về hình thức có những điểm giống nhau. Kí hiệu của phương pháp kí hiệu điểm và biểu đồ của phương pháp bản đồ biểu đồ rất giống nhau về hình dạng cũng như cách thể hiện. Vì thế dễ dẫn đến sự lầm lẫn giữa hai phương pháp. Thực chất, hai phương pháp này hoàn toàn khác nhau về bản chất cũng như sự biểu hiện. Phương pháp kí hiệu điểm biểu hiện đối tượng, hiện tượng phân bố cụ thể theo điểm. Mỗi đối tượng được đặc trưng bằng một kí hiệu đặt đúng vị trí phân bố của chúng trên bản đồ. Trên lãnh thổ có bao nhiêu đối tượng, phân bố ở vị trí nào, phải được biểu hiện bằng ngần ấy kí hiệu đặt đúng vào vị trí của chúng. Sự biểu hiện bản đồ không quan hệ trực tiếp đến sự phân chia lãnh thổ, không nhất thiết phải có đường ranh giới của các đơn vị lãnh thổ. Cơ sở của sự biểu hiện là các điểm phân bố cụ thể. Trái lai, phương pháp Bản đồ biểu đồ biểu hiện tổng lượng của đối tượng theo từng đơn vị lãnh thổ. Phương pháp Bản đồ biểu đồ không thể hiện đến từng điểm phân bố của đối tượng, mà chỉ thể hiện sự phân bố của đối tượng theo từng đơn vị lãnh thổ. Phương pháp Bản đồ biểu đồ gắn liền với sự phân chia lãnh thổ, đến các đơn vị lãnh thổ. Vì thế ở những bản đồ được biểu hiện bằng phương pháp Bản đồ biểu đồ, bắt buộc phải có sự phân chia lãnh thổ, được giới hạn bởi các đường ranh giới (thường là các đơn vị hành chính). Cơ sở của sự biểu hiện là các đơn vị lãnh thổ.

Điều này chính là cơ sở về mặt hình thức để phân biệt phương pháp kí hiệu điểm và phương pháp Bản đồ biểu đồ. Bản đồ được thành lập bằng phương pháp Bản đồ biểu đồ có tính địa lí không cao nhưng được sử dụng rất phổ biến, nhất là đối với các bản đồ kinh tế - xã hội vì phương pháp này có nhiều ưu thế.

- Tài liệu thành lập bản đồ không đòi hỏi cao và chi tiết. Tài liệu cơ bản là các số liệu thống kê theo các đơn vị phân chia lãnh thổ (thường là đơn vị hành chính) và bản đồ nền có sự phân chia lãnh thổ theo các đơn vị tương ứng.

- Sự thành lập bản đồ đơn giản, sử dụng bản đồ không phức tạp và dễ dàng so sánh, đối chiếu sự phân hoá của đối tượng, hiện tượng theo các đơn vị lãnh thổ.

Quan sát trang bản đồ tài nguyên nước của các hệ thống sông, hãy cho biết biểu đồ nào chưa được thể hiện một cách đúng nhất phương pháp bản đồ biểu đồ? Tại sao? Đối với những lãnh thổ quá nhỏ, nên thể hiện biểu đồ như thế nào cho hợp lý?

Hoàng Mai – Vị Giang. Đặt 1/2 biểu đồ ra ngoài lãnh thổ trong khi có thể sắp xếp để biểu đồ nằm gọn trong lãnh thổ. Có thể đặt biểu đồ ra ngoài lãnh thổ rồi chỉ mũi tên từ biểu đồ vào trung tâm lãnh thổ chứa dữ liệu tạo nên biểu đồ đó.

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w