- toạ độ vuông góc: q– ρ.cosδ y= ρ.sinδ,
e. Kiểu phụ thuộc theo thể tích: Theo kiểu phụ thuộc này số lượng đối tượng, hiện tượng được thể hiện tương ứng với thể tích của kí hiệu Sự biến thiên của kí hiệu là sự biến thiên theo thể tích Kí
thể hiện tương ứng với thể tích của kí hiệu. Sự biến thiên của kí hiệu là sự biến thiên theo thể tích. Kí hiệu sẽ có dạng hình khối như khối cầu, khối lập phương, khối nón, v.v...
Với kiểu phụ thuộc này, kích thước kí hiệu sẽ tăng giảm không lớn chỉ bằng căn bậc ba của thể tích kí hiệu. Ví dụ, hai đối tượng có số lượng lớn nhỏ hơn nhau 100 lần, nếu thể hiện chúng trên bản đồ với kiểu phụ thuộc theo thể tích, thì kích thước kí hiệu của chúng chỉ lớn nhỏ hơn nhau 4, 64 lần ( ). Công thức tính kích thước của kí hiệu như sau:
a = (khối lập phương) a là cạnh của kí hiệu v là thể tích của kí hiệu.
Với kiểu phụ thuộc này, khi số lượng của các đối tượng chênh nhau không nhiều thì kích thước của chúng khác biệt nhau rất ít, khó nhận biết. Vì thế, trong thực tế xây dựng bản đồ, để phản ánh số lượng các đối tượng theo phương pháp kí hiệu điểm, sự vận dụng kiểu phụ thuộc nào phải căn cứ vào đặc điểm số lượng cụ thể của các đối tượng hoạ đồ. Nếu số lượng của các đối tượng khác nhau không nhiều (giữa đối tượng có số lượng nhỏ nhất và đối tượng có số lượng lớn nhất) thì nên vận dụng kiểu phụ thuộc toán học theo chiều dài; nếu chúng khác nhau lớn thì nên vận dụng kiểu phụ thuộc toán học theo diện tích hoặc thể tích. Trong thực tiễn hoạ đồ, kiểu phụ thuộc toán học theo diện tích được dùng phổ biến nhất do có nhiều ưu điểm: Kích thước kí hiệu không biến thiên quá mạnh, dễ tính toán và thể hiện.
Sự tương quan về kích thước kí hiệu theo các kiểu phụ thuộc toán học khác nhau: a/ Theo chiều dài; b/ Theo diện tích; c/ Theo thể tích.
Sự tương quan về kích thước kí hiệu theo các kiểu phụ thuộc toán học khác nhau: a/ Theo chiều dài; b/ Theo diện tích; c/ Theo thể tích.
Trong nhiều trường hợp, ở cùng một địa điểm có vài ba đối tượng đồng loại hoặc chỉ một đối tượng nhưng muốn biểu hiện nhiều nhiều khía cạnh nội dung, của chúng, ví dụ như một khu công nghiệp gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp, một điểm dân cư có nhiều dân tộc cùng chung sống, v.v..., nếu thể hiện mỗi khía cạnh hoặc mỗi thành phần bằng một kí hiệu riêng lẻ sẽ rất phức tạp và khó bảo đảm được tính chính xác địa lí.
Vấn đề này thường được giải quyết theo các hướng:
• Nếu các đối tượng là đồng loại hoặc là các thành phần của một đối tượng thì kết hợp chúng trong một kí hiệu có tổng lượng chung, trong kí hiệu đó chia ra các phần theo tỉ lệ tương ứng được đặc trưng bằng màu sắc hoặc các nét chải khác nhau được gọi là kí hiệu cấu trúc. Với kí hiệu hình tròn, sẽ được chia thành các hình quạt, nếu kí hiệu là hình vuông được chia thành các ô vuông. Ví dụ một trung tâm công nghiệp có một số xí nghiệp công nghiệp ngành khác nhau, sẽ được biểu hiện bằng một kí hiệu hình tròn có giá trị tổng lượng. Mỗi hình quạt trong kí hiệu có tỉ lệ tương ứng với giá trị của các xí nghiệp ngành.
• Nếu các đối tượng là khác loại, tính chất và các chỉ số khó hợp nhất được, hoặc muốn nâng cao tính trực quan và trong điều kiện bản đồ cho phép (bản đồ tỉ lệ lớn, bản đồ giáo khoa treo tường), có thể thể hiện kí hiệu cho từng đối tượng riêng lẻ trong một kí hiệu hình tròn chung ở điểm tương ứng.