CÁCH NHẬN BIẾT PHÉP CHIẾU

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 45)

- toạ độ vuông góc: q– ρ.cosδ y= ρ.sinδ,

3.2.5 CÁCH NHẬN BIẾT PHÉP CHIẾU

Để xác định chính xác phép chiếu của một bản đồ cho trước, người ta thường dựa vào các đặc điểm của lưới bản đồ như hình dạng của kinh vĩ tuyến, cũng như độ lớn của các góc hợp bởi các đường kinh vĩ tuyến đó, hay góc hợp bởi các đường kinh tuyến, sự thay đổi độ dài của các cung vĩ tuyến (trong đó có cả đường xích đạo) giữa hai kinh tuyến liền nhau, hay độ dài của các cung kinh tuyến giữa hai vĩ tuyến liền nhau; hoặc sự thay đổi khoảng cách ngắn nhất giữa từng cặp vĩ tuyến. Cách nhận biết phép chiếu theo những đặc điểm này chỉ tiến hành trong phạm vi bản đồ thể hiện một lãnh thổ lớn (bản đồ thể giới, các lục địa, đại dương…), vì rằng lưới bản đồ thể hiện trên những lãnh thổ nhỏ ở các phép chiếu khác nhau tương đối giống nhau và rất khó phân biệt.

Lưới bản đồ của các phép chiếu đứng ở các nhóm phân loại khác nhau tương đối dễ phân biệt. Chẳng hạn nếu kinh tuyến trên bản đồ được biểu diễn thành những đường thẳng song song cách đều nhau, vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với kinh tuyến thì bản đồ đó được thành lập trên cở sở phép chiếu hình trụ dứng; nếu vĩ tuyến là những đường thẳng song song, kinh tuyến giữa là một đường thẳng vuông góc với các vĩ tuyến, các kinh tuyến còn lại là những đường cong có chiều lõm hướng vào kinh tuyến giữa thí đó là phép chiếu hình trụ giả; nếu kinh tuyến là một chùm đường thẳng xuất phát từ một điểm, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, vuông góc với các kinh tuyến thì đó là phép chiếu hình nón đứng.

Đôi khi, ta cũng có thể xác định phép chiếu của bản đồ cho trước không thuộc nhóm đồng góc hay đồng diện tích. Ví dụ nếu như hai hình thang cầu liền nhau tạo bởi hai vĩ tuyến liền nhau với các kinh vĩ tuyến cắt các vĩ tuyến tạo thành hai hình thang cầu đó có diện tích khác nhau thì phép chiếu không phải là đồng diện tích; hoặc kinh tuyến và vĩ tuyến tại một vài điểm nào đó khi cắt nhau không tạo thành một góc vuông thì phép chiếu đó không phải là phép chiếu đồng góc.

Ngoài ra, người ta còn dùng phương pháp đo đạc trên bản đồ để xác định sai số của bản đồ rối từ đó, dựa vào các đặc điểm của kinh vĩ tuyến mà đưa ra nhận biết chính xác về phép chiếu trên bản đồ thành lập.

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 45)