TÍNH XÁC ĐỊNH KHÔNG GIAN VÀ SỰ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 50 - 52)

- toạ độ vuông góc: q– ρ.cosδ y= ρ.sinδ,

4.2.3 TÍNH XÁC ĐỊNH KHÔNG GIAN VÀ SỰ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Khi thực hiện các chức năng ngôn ngữ của mình, các ký hiệu bản đồ bộc lộ “ trạng thái” không gian mà nó được quy định bởi tính xác định không gian của hiện tượng được biểu thị. Tính xác định không gian được hình thành từ ba yếu tố sau đây:

• Sự định vị không gian của đối tượng hay là sự xác định vị trí của nó so với hệ quy chiếu không gian được chấp nhận.

• Sự định vị tương quan của đối tượng hay là sự xác định vị trí của nó so với các đối tượng khác.

• Hình dạng bên ngoài của đối tượng hay là sự xác định những thay đổi không gian bao quanh nó.

Sự định vị không gian là yếu tố quan trọng nhất trong bản chất nhận thức bản đồ. Có thể gọi nó là tính xác định không gian của đối tượng nghiên cứu. Khái niệm này một mặt bao gồm trong nó hệ quy chiếu không gian, mặt khác bao gồm đối tượng được định vị trong đó.

Hệ quy chiếu không gian cơ bản của hành tinh là hệ toạ độ địa lí với ba mặt gắn bó với nhau: Mặt xích đạo (đối với các vĩ độ “φ” ), mặt kinh tuyến gốc (đối với các kinh độ “λ” ) và mặt thuỷ chuẩn (đối với các độ cao tuyệt đối “ H” ). Tuy nhiên, do tính cực kỳ phức tạp của mặt này nên người ta sử dụng sự trừu tượng toán học của nó - mặt Elipxôit thực dụng tương ứng .

Có thể biểu hiện bề mặt Elipxôit bằng các đường toạ độ với mật độ cần thiết. Sự thống nhất những đường này tạo nên mạng lưới kinh tuyến và vĩ tuyến trên mặt elipxoit gọi là lưới địa lí. Sự biểu hiện lưới này trên mặt phẳng gọi là lưới bản đồ , nó được xây dựng theo quy luật toán học nhât định. Tính chất toán học của lưới bản đồ cho phép sử dụng hai phép đo (bằng các toạ độ φ, λ). Phép đo thứ ba (độ cao so với mặt thuỷ chuẩn H) được chỉ ra bằng chữ số hoặc nhờ các đường đẳng cao. Sự định vị tương quan không phải là dạng định vị không gian khác về chất, bởi vì, tất cả mọi đối tượng được định vị đúng trong hệ quy chiếu chung đồng thời cũng được định vị với nhau. Thực tế định vị tương quan là tiêu chuẩn nói lên rằng sự biểu hiện bản đồ có phải là bản đồ dùng làm phương tiện để phát hiện ra những quy luật không gian của các đối tượng gắn bó với nhau hay không.

Hình dạng bên ngoài của đối tượng được biểu lộ ra bằng việc biểu thị sự khác biệt các mối tương quan không gian bên ngoài của nó. Sự biểu thị này tuỳ thuộc theo mức cần thiết có thể đầy đủ - ba chiều ( φ, λ, H) và không đầy đủ - hai chiều (φ, λ).

Mặc dù hết sức đa dạng về hình thức định vị không gian của các đối tượng, nhưng chúng được nhóm thành ba dạng chung nhất: các đối tượng định vị theo điểm, theo tuyến và theo diện tích. Sự thay đổi theo thời gian của tính xác định không gian được biểu thị bằng ngôn ngữ bản đồ kết hợp với hệ quy chiếu thời gian.

Một phần của tài liệu Bản đồ học đại cương (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w