- toạ độ vuông góc: q– ρ.cosδ y= ρ.sinδ,
h. Biểu hiện động lực đối tượng
CHƯƠNG V: TỔNG QUÁT HÓA BẢNĐỒ 5.1 KHÁI NIỆM
5.1 KHÁI NIỆM
D.D. Gorski, V.A. Shtoph, K.Bakradze, S.B.Certeli, và nhiều tác giả cho rằng: bên cạnh tổng quát hoá bản đồ còn có cả trừu tượng hoá. Đối tượng của hoạt động trừu tượng hoá bản đồ là một không gian cụ thể của các đối tượng địa lí. Cái trừu tượng không gian không ghi lại toàn bộ hiện tượng cụ thể mà chỉ ghi lại một mặt nào đó của nó. Cái trừu tượng đó lại chính là cái cụ thể ghi lại một mặt xác định của đối tượng, mặt đó đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ đối tượng. Mối quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể tương tự như cái chung và cái riêng, cái trừu tượng chỉ tồn tại trong cái cụ thể như là bộ phận, là một mặt và là phần bản chất của nó mà ta quan tâm nghiên cứu.
Như vậy, mỗi sự tổng quát hoá đều bao hàm trong nó cả qúa trình trừu tượng hoá. Cho nên bản đồ là sự biểu thị thực tế địa lí vô cùng phong phú và đa dạng, là sự tổng quát hoá - trừu tượng hoá không gian và cấu trúc không gian của các đối tượng bằng ngôn ngữ bản đồ.
Tổng quát hoá - trừu tượng hoá bản đồ là dạng trừu tượng hoá logic - đồ hoạ và tư duy cảm tính. Nó nằm trong cái riêng, cái cá biệt. Nhưng trong mỗi cái riêng thể hiện dưới dạng tổng quát - trừu tượng những dấu hiệu chung, thực chất, tiêu biểu và có tính quy luật. Không gian được trừu tượng hoá trong bản đồ biểu hiện sự thống nhất đặc trưng giữa cái riêng và cái chung. Cái riêng về không gian trong sự thống nhất với cái chung về nội dung trong biểu hiện bản đồ đạt được bởi "trạng thái" ký hiệu được "nhồi nhân" ý nghĩa nội dung.
Như vậy, không gian của các đối tượng được biểu thị trong bản đồ luôn luôn được trừu tượng hoá, còn nội dung thì luôn luôn được tổng quát hoá.