1, TN1: Tính oxi hoá của HNO3 đặc và loãng
DC và HC: dung dịch HNO3 đặc 68%, dung dịch HNO3 loãng 15%, Cu kim loại, bông tẩm dung dịch NaOH, 2 ống nghiệm sạch
TH: Lấy 2 ống nghiệm
Ống 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc + Cu Ỗng 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng + Cu
Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm kiềm
HT và GT:
Ống 1: Xuất hiện dung dịch màu xanh lam, có khí màu nâu đỏ thoát ra nhiều Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Dd xanh nâu đỏ
Ống 2: Xuất hiện dung dịch màu xanh lam, phía trên ống nghiệm có màu nâu 3Cu + 8HNO3loãng 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Dd xanh không màu
NO không màu, hoá nâu trong không khí: NO + 1/2O2 NO2
2, TN2: Tính oxi hoá của muối kali nitrat nóng chảy
HC và DC: Tinh thể KNO3, viên than nhỏ, ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, kẹp, giá săt, chậu cát
TH: Bỏ tinh thể KNO3 vào ống nghiệm khô, kẹp nghiêng ống nghiệm trên giá sắt, đặt phía trên chậu cát. Đun nóng chảy KNO3, đến khi có bọt khí bỏ viên than nóng đỏ và.
HT và GT:
Khi đun KNO3 đến khi có bọt khí bay ra, bỏ viên than vào thấy viên than bốc cháy. Do:
t0
KNO3 KNO2 + O2
3, TN3: Phân biệt một số loại phân bón hoá học
HC và DC: Hoà tan các phân bón hoá học thành các dung dịch:
(NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2, dung dịch NaOH, quỳ ẩm, dung dịch AgNO3
TH:
a, Phân đạm (NH4)2SO4
TH: 1ml (NH4)2SO4 + 0,5ml dung dịch NaOH đun nóng nhẹ, để trên đầu ống nghiệm mẩu quỳ ẩm.
HT và GT: Có bọt khí thoát ra, khí này làm xanh quỳ ẩm PTPƯ:
(NH4)2SO4 + 2NaOH 2NH3 + Na2SO4 + H2O NH3 là chất khí có tính bazơ yếu: làm xanh quỳ ẩm
b, Phân kali clorua và phân suphephotphat kép
TH:
Ống 1: 1ml dung dịch KCl + vài giọt dung dịch AgNO3
Ống 2: 1ml dung dịch Ca(H2PO4)2 + vài giọt dung dịch AgNO3
HT và GT:
Ống 1 xuất hiện kết tủa màu trắng do: KCl + AgNO3 KNO3 + AgCl↓ (trắng)
Bài 15 (tiết 22) CAC BON
I. Mục tiêu
1, Kiến thức
- Biết cấu tạo, tính chất một số dạng thù hình của cacbon
- Biết cấu hình e của cacbon, suy ra tính chất có thẻ có của cacbon - Biết trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của cacbon
2, Kĩ năng
- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất một số dạng thù hình của Cacbon
- Dự đoán tính chất của C dựa vào cấu hình e - Làm một số bài tập liên quan đến C.
II. Nội dung bài mới
HĐ của GV HĐ của HS
HĐ1: Hãy viết cấu hình e của C? Suy
ra vị trí của C trong bảng tuần hoàn?
HĐ2: Cho biết một số dạng thù hình
hay gặp của C? Cho biết cấu tạo, màu sắc, tính chất vật lí cơ bản của
chúng?
HĐ3: Nhận xét về khả năng hoạt
động hoá học của C? Dựa vào số oxi hoá của C dự đoán tính chất hoá học