Qua đó hiểu thêm về vẻ đẹp của đất và người Quảng Nam

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 61)

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Qua những câu tục ngữ sưu tầm được, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa nội dung và hệ thống các câu tục ngữ vào các chủ đề sau :

a) Kinh nghiệm về thời tiết. b) Kinh nghiệm về nghề nghiệp.

c) Kinh nghiệm về mua bán, lựa chọn.

2. Kiến thức trọng tâm: tục ngữ Quảng Nam là những nhận xét ngắn gọn mang tính đúc kết kinh nghiệm nhiều mặt của cuộc sống, thể hiện trí tuệ và sự trải nghiệm bao đời của người dân xứ Quảng.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học Các bước lần lượt tiến hành :

- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên đã hướng dẫn. - Gọi học sinh trình bày những câu tục ngữ sưu tầm được. Giáo viên chọn một số câu tiêu biểu để hướng dẫn học sinh giải thích ý nghĩa nội dung cũng như giúp các em sắp xếp những câu đó vào hệ thống các chủ đề đã định sẵn.

- Chốt lại những kiến thức cơ bản.

- Phần luyện tập : có thể cho học sinh tìm và giải thích ý nghĩa nội dung một số câu tục ngữ Quảng Nam khác. Đặt vấn đề mở rộng : tục ngữ Quảng Nam có điểm gì giống và khác với tục ngữ Việt Nam nói chung?

C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nguyễn Văn Bổn, Văn nghệ Dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng, tập I và II, Sở VHTT Quảng Nam- Đà Nẵng, 1983,1984

- Văn hóa Quảng Nam - Những giá trị đặc trưng - Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam -2001

LỚP 8NGHỈ HÈ NGHỈ HÈ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : . Biết cách cảm nhận vẻ đẹp của một tác phẩm trữ tình.

. Rung cảm với tình cảm trong sáng và chân thành của các nhân vật trong bài thơ khi mùa hè đến, trước mặt là quãng thời gian ba tháng hè đầy vui thú ở quê nhà đang chờ đợi.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả trong bài thơ.

Tác giả có cách dùng từ ngữ đầy chọn lọc và tinh tế. Từ ngữ được dùng chủ yếu là những từ thuần Việt trong sáng, gần gũi và dễ hiểu – thích hợp với không khí học trò của bài thơ. Những từ láy được dùng trong bài thơ có giá trị cao về mặt nghệ thuật.

2. Những câu thơ diễn tả được niềm vui của “đoàn trai non” trong bài thơ khi tiết học cuối cùng đã hết :

Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về (…) Một nét mặt trăm tiếng cười rộn rã (…)

Ăn chẳng được lòng nôn nao khó ngủ (…) Tay bắt tay, hồn không chút bùi ngùi.

Học sinh có quyền chọn phân tích một trong những câu thơ trên. Thầy cô giáo cần lưu ý các em là phải gắn câu thơ được chọn với ngữ cảnh cụ thể của bài thơ để có cách hiểu hợp lí nhất.

3. Vấn đề trọng tâm : bài thơ viết về tâm trạng rộn rã, náo nức của tuổi học trò khi tiết học cuối cùng đã hết, sắp được nghỉ ngơi và vui thú suốt ba tháng hè. Những chàng trai nhỏ của Xuân Tâm có lẽ là những trẻ quê xa nhà lên học ở trường huyện, trường tỉnh. Bởi thế, với họ, niềm vui nghỉ hè càng được tăng thêm vì có dịp được về với quê nhà, với gia đình, với vườn rộng trái sai.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

Nếu được, nên dùng hình thức trình chiếu hoặc bảng phụ để có điều kiện giới thiệu hệ thống từ ngữ của bài thơ, giúp học sinh dễ thực hành các yêu cầu của tài liệu dành cho học sinh.

1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ (đọc đúng ngữ pháp và cảm xúc của bài).

Nên chọn mỗi tổ một em để đọc. Cho các em lí giải vì sao mình chọn cách đọc như vậy.

2. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh.

Tài liệu dành cho học sinh chỉ đặt ra hai vấn đề. 3. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.

4. Hướng dẫn học sinh viết bài thực hành ở nhà : học sinh nên chọn khổ thơ mình tâm đắc nhất để viết. Cần lưu ý đến ngữ cảnh của khổ thơ, bài thơ để viết cho phù hợp.

C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Trương Vũ Thiên An, Về với một mùa hè chưa kịp chớm thu trong thơ Xuân Tâm , tạp chí Kiến thức ngày nay số 365

VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG BÀI THƠ NGHỈ HÈ

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 59 - 61)