Bước đầu hiểu được hiện tượng Thủ Thiệm – tiếng cười dân gian độc đáo xứ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 49 - 51)

Quảng.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

nghịch, bỡn cợt, châm biếm ở cả chốn quan trường hay nơi hương lý. Ông cũng là người thông minh, nhanh trí, có tài ứng đối. Bọn quan lại phong kiến và đám cường hào ác bá thường bị ông tìm cách trêu chọc.

b) Truyện Thủ Thiệm có thể phân thành ba loại tương ứng với ba tuyến “đối tượng cười” của Thủ Thiệm :

- Loại truyện nhằm đối tượng là các quan lại, chức sắc địa phương. - Loại truyện nhằm đối tượng là các thói hư tật xấu trong xã hội.

- Loại truyện nhằm đối tượng là chính Thủ Thiệm hoặc những người thân (tự trào).

Bao trùm truyện cười Thủ Thiệm là sự phản ứng của con người này trước những điều trái tai, gai mắt - nói chung là những nghịch lí - của xã hội đương thời (nửa sau thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX).

Truyện cười Thủ Thiệm thể hiện trí thông minh, sự nhạy bén, tài ứng xử, cách lý sự của Thủ Thiệm trước những tình huống bất ngờ.

2. Tìm hiểu truyện Thịt heo ăn với chi ngon ?

Giáo viên cho học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích và xác định truyện Thịt heo ăn với chi ngon ? thuộc :

- Loại truyện nhằm đối tượng là các quan lại và chức sắc địa phương.

- Đối tượng cười là tay phó tổng ở địa phương Thủ Thiệm: vốn ưa chè chén; lợi dụng chức vụ (la cà nhậu nhẹt).

a) Những chi tiết nói về nhân vật phó tổng (cho thấy nhân vật này này quả đáng bị Thủ Thiệm châm biếm, cười nhạo) :

-Có chức vụ nhưng cứ la cà nhà này đến nhà khác để vòi ăn nhậu chứ không lo việc công.

- Đòi về nhưng vừa mới nghe mời đã sốt sắng ở lại ăn. - Thịt xắt vừa đủ dày lại cứ gắp đến từng hai lát một.

Sự không bình thường (có vấn đề) của phó tổng đã làm “ngứa mắt” Thủ Thiệm, dẫn đến phản ứng vừa hài hước vừa châm biếm của con người này (mượn câu đố để châm chích phó tổng). Đến khi cảm nhận hết ẩn ý của câu đố, phó tổng mới nhận thức được tình thế bi kịch của mình ! Nhưng đã muộn, phó tổng chỉ còn biết ngồi chịu trận.

Tình huống của truyện là tình huống mang tính hài hước.

b) Trong truyện, trước hành động gai mắt của phó tổng, Thủ Thiệm đã ứng xử bằng cách đưa ra một câu đố đầy ẩn ý : “- Tui đố anh, ở đời, thịt heo phay ăn với chi mới ngon ?”. Tay phó tổng đã không hiểu được hàm ý trong câu đố của Thủ Thiệm nên thật thà giải đố. Nhưng tất cả phương án trả lời của tay phó tổng đều bị Thủ Thiệm gạt bỏ và ông đã đưa ra một đáp án đánh ngay vào thói tham ăn nhậu của phó tổng. Khi biết mình bị chơi khăm, tay phó tổng cứng miệng (đằng hắng liền mấy tiếng) và trở nên lúng túng (đôi đũa cầm trên tay cứ lóng nga lóng ngóng).

Qua những tình tiết trong truyện, ta thấy: Thủ Thiệm là con người nhanh trí, ứng xử nhanh nhạy, hài hước – đặc biệt, ông là người bản lĩnh, thông minh (khác với

c) Yếu tố làm nên chất hài hước của truyện Thịt heo ăn với chi ngon ?

- Yếu tố nghịch lí (mới xin kiếu, nghe mời một tiếng đã sốt sắng ở lại ăn, lát thịt xắt vừa phải lại gắp kèm từng hai lát một, thịt heo nhưng lại ăn kèm với thịt heo mới chịu là ngon!).

- Yếu tố bất ngờ : yếu tố này thu gọn vào câu trả lời đầy ẩn ý độc đáo của Thủ Thiệm (kết quả của một câu đố đã “cài” sẵn vấn đề mang tính châm chọc).

Tên Phó tổng vốn ưa chè chén đã không hiểu được ý đồ chơi xỏ của Thủ Thiệm đã thật thà giải đố để rồi trở nên lố bịch khi nghe Thủ Thiệm đưa ra một đáp án đầy tính ẩn dụ.

3. Vấn đề trọng tâm : cũng như những truyện cười khác của Thủ Thiệm, truyện

Thịt heo ăn với chi ngon ? thể hiện được bản lĩnh ứng xử nhanh nhạy, thông minh, ngang bướng mà hợp tình hợp lí và tính khí ưa khôi hài của Thủ Thiệm. Truyện khá tiêu biểu cho tiếng cười dân gian độc đáo xứ Quảng.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản.

2. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh.

3. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất. C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Truyện Thủ Thiệm và các truyện khác

- Văn học Quảng Nam (5 năm tạp chí Văn hóa Quảng Nam)

- Phùng Tấn Đông, Ngày xuân “đọc” Thủ Thiệm, tạp chí Đất Quảng

GIỚI THIỆU MỘT DI TÍCH, THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w