Bài tập 1 :
1.a Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu :
- Nhút : món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, phổ biến ở Nghệ Tĩnh.
- Bồn bồn : một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam bộ.
1.b Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu :
Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
cá quả cá tràu cá lóc
lợn heo heo
ngã bổ té
1.c Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu :
Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
ốm (bị bệnh) ốm (gầy) ốm (gầy)
Bài tập 2 :
Tại sao những từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân ? Tại sao một số từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân ?
Ghi nhớ
Từ ngữ địa phương thể hiện sắc thái địa phương. Tuy vậy, không nên lạm dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác và trong những giao tiếp mang tính trang trọng (chính thức xã hội) vì đôi khi sẽ gây ra sự khó hiểu hoặc tạo những hiểu lầm đáng tiếc.
LUYỆN TẬP
Gạch dưới từ địa phương trong các câu sau. Từ địa phương nào trong số đó có thể thay bằng từ toàn dân tương ứng ? Từ nào không thể thay được ? Tại sao ?
a. Nó to tổ chảng răng mà rinh được ?
(Võ Quảng, Quê nội)
(…)
Ông kể chuyện thật say sưa, thỉnh thoảng lại hỏi : “Chớ anh không ngủ na ?
(Chu Cẩm Phong, Nhật kí chiến tranh) c. Ông già mở tấm lá chuối đậy trên mủng : những khúc sắn mới luộc còn bốc hơi nghi ngút.
- Khoai xiêm tao trồng chỗ mấy đám thổ sau nhà bị bom năm ngoái đó Ba - Ông già nói và quay sang tôi - Mời anh...Thôi kệ, ăn sơ sơ người vài đũm.
(Bùi Minh Quốc, Những nét mặt thoáng qua) d. Rừng loòng boong bạt ngàn. Có khi đi hai ba giờ chưa qua hết một khu rừng loòng boong.
(Thu Bồn, Trong rừng loòng boong)
TRÌNH BÀY BÀI VĂN NGẮN
NÊU SUY NGHĨ VỀ TÌNH NGƯỜI ĐẸP ĐẼ Ở QUÊ EM
Kết quả cần đạt