B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I - Nội dung kiến thức
Phần này giáo viên đã hướng dẫn và định hướng cụ thể để học sinh về địa bàn cư trú của mình sưu tầm, ghi chép. Sau đó, giúp các em viết bài trình bày, nêu nhận xét. Giáo viên không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Vấn đề cốt yếu là khơi dậy hứng thú tìm hiểu ca dao trong học sinh, giúp các em khám phá và nhận thức được rằng nơi mình đang cư trú vẫn tiềm ẩn những giá trị văn học dân gian đáng quý. Tùy thuộc vào kết quả sưu tầm của học sinh mà thầy cô giáo giúp các em cảm nhận thêm về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của ca dao Quảng Nam.
Có thể chia thành các nhóm để sưu tầm theo từng chủ đề hoặc theo từng địa bàn… tùy thuộc vào điều kiện mà giáo viên cảm thấy hợp lí.
1. Những bài ca dao học sinh sưu tầm tập trung vào các chủ đề sau : quê hương và con người, tình bạn, tình yêu. Khi trình bày, học sinh nên thuyết minh thêm những nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của các bài ca dao mình sưu tầm được.
2. Vấn đề trọng tâm : ca dao Quảng Nam phản ánh tâm hồn, ước vọng và bản lĩnh của người dân xứ Quảng. Ca dao Quảng Nam, trong một chừng mực và trên một ý nghĩa nào đó, là lịch sử tâm hồn của người dân Quảng Nam.
II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài chuẩn bị của mình theo đúng yêu cầu quy định.
2. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất. C - TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các bài giới thiệu về văn học dân gian Quảng Nam trên tạp chí Đất Quảng và tạp chí Văn hóa Quảng Nam
- Nguyễn Văn Bổn, Văn nghệ Dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập I và tập II, Sở VHTT Quảng Nam – Đà Nẵng, 1983, 1984
SƯU TẦM TỤC NGỮ QUẢNG NAM
A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : Giúp học sinh :
. Nhận biết được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp cô đúc, chất khái quát đầy trí tuệ của tục ngữ Quảng Nam.