Thức được sự cần thiết của việc tham gia bảo vệ môi trường chung quanh Giáo viên giới thiệu một bài viết trên báo Quảng Nam liên quan đến vấn đề

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 64 - 69)

. Giáo viên giới thiệu một bài viết trên báo Quảng Nam liên quan đến vấn đề

môi trường.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Chủ đề rác thải và chủ đề cây xanh. 2. Hướng trình bày nội dung :

* Văn bản nghị luận : a) Đặt vấn đề

- Giới thiệu hiện tượng muốn trình bày. - Lý do chọn hiện tượng đó.

b) Giải quyết vấn đề

- Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng.

- Thử trình bày nguyên nhân tạo ra hiện tượng ấy (khách quan, chủ quan; vô tình, có ý thức).

- Nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của hiện tượng. - Hướng khắc phục hoặc phát huy.

c) Kết thúc vấn đề

Đúc kết vấn đề. Bày tỏ niềm tin về sự phát triển tích cực của vấn đề. * Các kiểu văn bản khác

Giáo viên cần nhấn mạnh một lần nữa nội dung đã lưu ý ở tài liệu học tập là dù chọn kiểu văn bản nào, bài trình bày của học sinh vẫn phải làm nổi bật mục đích chính là ca ngợi (nếu là hiện tượng tốt) hoặc phê phán (nếu là hiện tượng xấu).

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

1. Cho học sinh trình bày ngắn gọn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Cuối phần trình bày cần hướng dẫn học sinh dẫn dắt vấn đề để chuyển sang phần trình bày văn bản về hai chủ đề rác thải và cây xanh.

2. Thống nhất một lần nữa dàn ý chung trong cách trình bày văn bản nghị luận vì đây là kiểu văn bản chính cần hướng đến (dàn ý này đã cung cấp cho học sinh trong

quá trình chuẩn bị). Nên lưu ý thêm các em: dàn ý chung đó có thể được cụ thể hóa vô cùng đa dạng trong quá trình tạo lập văn bản.

3. Mời đại diện từng tổ trình bày vấn đề. Sau khi học sinh trình bày văn bản nghị luận, giáo viên tổ chức góp ý và chuyển sang các loại văn bản khác.

Nếu được, nên chọn bốn bài thuộc bốn thể loại khác nhau để giới thiệu nhằm tăng sự hứng thú của tiết học.

4. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm bài tập theo kiểu sáng tác đơn giản những câu tục ngữ mới tại lớp theo dạng sau :

a) Nối vế I và vế II thành câu hoàn chỉnh :

VẾ I VẾ II

1 Nhiều cây xanh thì mát, A hoa nhiều mật ong bướm về. 2 Nhiều cây xanh chim đến hót, B hay ca hát thì vui.

3 Trồng cây xanh được bóng mát, C nhiều hoa đẹp xóm. 4 Nhiều cây đẹp nhà, D hay xả rác xấu xóm làng.

(1- B, 2 - A, 3 - D, 4 - C)

b. Dựa vào đáp án tìm được ở bài tập a, giáo viên động viên các nhóm sáng tác những câu tục ngữ mới có nội dung tích cực có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

4. Giáo viên đọc cho học sinh nghe một bài báo viết về vấn đề môi trường và người bảo vệ môi trường trên báo Quảng Nam để học sinh học tập cách trình bày. Chẳng hạn:

Tiếng chổi đêm giao thừa

Đêm giao thừa, tiếng chổi quét đường vẫn xao xác. Khi cả dòng người tấp nập qua phố thị Tam Kì, già trẻ nô nức đón xuân mới thì những anh chị em lao công càng vất vả hơn những ngày thường.

Đúng 23 giờ đêm 30 tết Kỷ Sửu, hơn 100 công nhân của xí nghiệp Môi trường đô thị Tam Kì (thuộc công ty Môi trường đô thị Quảng Nam) sum họp đón giao thừa sớm. Chừng chưa đầy 15 phút, các anh chị quây quần nghe Ban Giám đốc Công ty chúc tết và lì xì. Xong, từng tổ lại lên đường theo kế hoạch đã phân công. Hai điểm chính trong đêm giao thừa năm nay là chợ Tam Kì và khu hoa viên tại trung tâm hành chính trên đường Hùng Vương. Chừng 24 giờ kém, hơn chục anh chị lao công vẫn còn ngồi chờ bên đường. Ngày thường, giờ này, các anh chị đã được về nhà. Năm nay gần đến giao thừa nhưng hoa vẫn còn nhiều. Người mua hoa vẫn đông đúc. Dòng người đổ về quảng trường ngày càng đông. Ngồi chờ dòng người thưa bớt, chị Thủy (xí nghiệp Môi trường đô thị Tam Kì) cho biết : “Rác trong những ngày gần tết rất nhiều, cả ngày chị cùng anh em trong đội thu gom rác trên các trục đường Phan Bội Châu, Trưng Nữ Vương, Nguyễn Du. Công việc gấp hai lần so với ngày thường. Đêm giao thừa, 100%

bộ trang phục áo xanh, áo cam có dạ quang đang lặng lẽ quét dọn, đẩy xe rác ngược với dòng người đi chơi hội. Tôi vẫn nhìn rõ đôi tay gầy của chị Thủy đưa những nhát chổi mà lòng thấp thỏm muốn xong việc để về với gia đình. Gần 10 năm, đến với nghề, năm nào cứ mỗi lần tết đến là đôi tay chị mỏi nhừ vì lượng rác ra đường gấp 2,3 lần ngày thường.

“Hơn 8 năm rồi, không có tết nào được đón giao thừa cùng con cái. Năm nào việc dọn dẹp nhà cửa, chưng hoa, cúng kính đều nhờ ông bà ngoại lo giùm, bởi cả hai vợ chồng đều làm nghề lao công”, anh Hai, một đồng nghiệp của chị Thủy tâm sự. Khi vui chơi, ba ngày tết đối với nhiều người qua thật nhanh, nhưng với người quét rác, thời gian dường như dài hơn. Nhiều người công nhân ao ước sao được một năm đón giao thừa trọn vẹn bên gia đình. Nhưng đêm giao thừa nào họ cũng phải trải lòng theo từng nhát chổi để dặm đường xuân mở ra sạch đẹp khắp phố phường vào ngày mồng một tết…

(Trung Lộ - Tiếng chổi đêm giao thừa, báo Quảng Nam, thứ sáu, 30- 1-2009) C- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách Ngữ văn lớp 7 - Báo Quảng Nam

MỘT SỐ CÁCH XƯNG HÔ Ở QUẢNG NAM

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

. Xác định từ xưng hô địa phương trong các văn bản.. Hiểu thêm một số cách xưng hô ở Quảng Nam. . Hiểu thêm một số cách xưng hô ở Quảng Nam.

. Có ý thức sử dụng cách xưng hô mang tính địa phương đúng hoàn cảnh giao

tiếp.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Từ xưng hô địa phương, từ xưng hô toàn dân và từ xưng hô không thuộc lớp từ toàn dân nhưng không phải là từ xưng hô địa phương trong hai đoạn trích :

a) Trong đoạn trích (a), từ xưng hô địa phương được dùng là từ “u” (dùng để gọi mẹ).

b) Trong đoạn trích (b), từ xưng hô được dùng là từ “mợ” (dùng để gọi mẹ). Từ này không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân nhưng cũng không phải là từ xưng hô địa phương. Có thể xem đó là một biệt ngữ xã hội.

2 - Từ xưng hô được sử dụng ở địa phương Quảng Nam trong ba đoạn trích trên và từ xưng hô toàn dân tương ứng với các từ xưng hô đó:

Qua : tôi, mình ; tui : tôi, tao ; noóc (cách gọi phổ biến ở các làng người Cor, người Bh’noong… ở Quảng Nam) : ông.

3. So sánh những cách xưng hô (thể hiện qua các từ xưng hô) được dùng ở Quảng Nam với cách xưng hô mang tính toàn dân.

Cách xưng hô ở Quảng Nam Cách xưng hô ở một số địa phương khác

ba bậu, nậu cậu dì dượng mạ mợ qua tui tau cha, bố, tía... bạn bác bác bác, chú mẹ, má, me... bác tôi, mình tôi tôi, tao

4- Vấn đề trọng tâm : cũng như những cách xưng hô mang tính địa phương khác, cách xưng hô của người dân Quảng Nam thường được sử dụng trong những hoàn cảnh tiếp xúc và sinh hoạt mang tính đời thường, gần gũi, thân tình. Tránh sử dụng cách xưng hô đó trong những giao tiếp trang trọng, nghi thức (những giao tiếp mang tính chính thức xã hội).

Nhiều nhà văn Quảng Nam rất có ý thức và đã thành công trong việc sử dụng trong một giới hạn cho phép những cách xưng hô ở Quảng Nam vào các tác phẩm của mình nhằm góp phần khắc họa thêm sắc thái Quảng Nam của các nhân vật.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

Có thể tiến hành tiết dạy theo cách tổ chức trình chiếu hoặc sử dụng những bảng giấy được quy định cho từng nhóm học sinh.

1. Giáo viên gọi học sinh trả lời những vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh. Cần đặt thêm những vấn đề liên quan để học sinh các nhóm tham

hô của người Quảng Nam vì nói như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng bất cập trong khoa học, gây tranh luận. Cần lưu ý lại với các em (kiến thức này đã được giới thiệu trong các tiết học về từ ngữ địa phương) là do hiện tượng giao thoa về ngôn ngữ cũng như giao lưu về văn hóa, đôi lúc ta vẫn có thể bắt gặp ở các địa phương vùng miền khác những cách xưng hô tương tự như cách xưng hô ta vẫn thường dùng ở Quảng Nam. Điều đó là hết sức bình thường và hợp lẽ.

2. Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận thêm về vấn đề sử dụng cách xưng hô mang tính địa phương. Mục đích của việc thảo luận là hướng học sinh đến việc sử dụng cách xưng hô địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp.

C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học) – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989

- Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc Lệ, Phan Xuân Thành, Từ điển đối chiếu từ địa phương

– NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999 - Sách Ngữ văn lớp 7

LỚP 9

TRONG RỪNG LOÒNG BOONG

(trích )

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 64 - 69)