Hiểu đúng bài ca dao 2, cảm nhận về tấm lòng thương cha nhớ mẹ của những người dân Quảng Nam

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 54 - 57)

người dân Quảng Nam.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Bài ca dao Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm : câu đầu của bài ca dao - đặt trong mối tương quan với câu tiếp theo - mượn một cách nói mang hàm ý nhấn mạnh thường gặp trong ca dao (chưa…đà) nhằm hướng đến ý tưởng ngợi ca vùng đất Quảng Nam màu mỡ, tốt tươi dễ làm say lòng du khách.

2. Những nét tính cách con người xứ Quảng được ca ngợi qua bài ca dao thứ 1 : do sống tụ cư, gắn kết nhiều tầng lớp nhân dân khác nhau qua nhiều thời điểm lịch sử không giống nhau nên tính cách con người Quảng Nam khá đặc biệt. Họ nhạy bén, dễ giao hoà và tiếp thu cái mới, nhiệt tình nồng hậu, tiên phong đi đầu trong điều kiện và hoàn cảnh mới, sống có hồn, có bản lĩnh. Và đặc biệt, rất giàu tình nghĩa.

3. Cách dùng từ ngữ của tác giả dân gian trong bài ca dao 2 gắn với tâm thức văn hóa dân tộc, từ “ngó” được sử dụng khá quen thuộc trong ca dao Việt Nam như “ngó lên rừng thấy…”, “ngó xuống biển thấy…”, “ngó ra ngoài biển mù mù…”, “ngó về quê mẹ…” v.v… nhằm thể hiện điểm nhìn. Qua đó, tác giả bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào đó. Bài ca dao sử dụng từ ngữ địa phương mộc mạc nhưng vẫn có giá trị biểu cảm lớn (như “quá chừng”, “bậu” - những từ thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày của người dân xứ Quảng).

4. Tình cảm được giãi bày trong bài ca dao Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng : một bài ca dao thường có nhiều cách hiểu. Bài ca dao Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng cũng vậy. So với thơ ca nói chung, tính đa nghĩa trong ca dao phức tạp hơn nhiều. Ngoài yếu tố đa nghĩa vốn có của hình tượng ngôn ngữ, sự đa nghĩa của ca dao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như : hoàn cảnh diễn xướng cụ thể (theo các nhà nghiên cứu thi pháp ca dao thì một bài ca dao mới ra đời mang nghĩa A nhưng qua quá trình lưu truyền, diễn xướng thì có sự thêm bớt để mang thêm nhiều nghĩa A phẩy, tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng, hoàn cảnh ra đời cụ thể…).

Dù chọn cách hiểu nào đi nữa thì ý nghĩa nổi bật của bài ca dao Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng vẫn là sự giãi bày tấm lòng thương cha nhớ mẹ.

5. Vấn đề trọng tâm :

Bài ca dao 1 : lời ca ngợi mảnh đất và con người Quảng Nam. Bài ca dao 2 : lời giãi bày tấm lòng thương cha nhớ mẹ. II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hai bài ca dao.

2. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh.

3. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.

4. Hướng dẫn học sinh sưu tầm những dị bản của hai bài ca dao trên.

C- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Các bài giới thiệu về văn học dân gian Quảng Nam trên tạp chí Đất Quảng và tạp chí Văn hóa Quảng Nam

TỪ NGỮ (TIẾNG) ĐỊA PHƯƠNG TRONG CA DAO QUẢNG NAM

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

. Nhận biết những từ ngữ (tiếng) địa phương được sử dụng trong các câu ca dao Quảng Nam được dẫn.

. Ở một mức độ nào đó, cảm nhận được cái hay của những từ ngữ địa phương đó.

. Vận dụng hợp lý từ ngữ địa phương vào hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh ngôn ngữ.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Các văn bản a, b, c, d đều có dị bản. Ở đây không đặt vấn đề dị bản mà chỉ chọn một văn bản đang lưu hành tại Quảng Nam để khai thác yếu tố phương ngữ. Từ yếu tố phương ngữ Quảng Nam cụ thể trong các bài ca dao được dẫn, giáo viên hướng đến mục đích rèn luyện ý thức và kĩ năng sử dụng phương ngữ một cách hợp lý cho học sinh.

2. Trong quá trình giao lưu văn hóa, phương ngữ Quảng Nam chịu ảnh hưởng chung của phương ngữ miền Trung nên giáo viên không cần phải khu biệt cụ thể phương ngữ Quảng Nam với phương ngữ miền Trung mà chỉ cần so sánh nó với từ toàn dân là đủ. Vả lại, đây là lĩnh vực khá phức tạp nhưng hiện nay chưa có tài liệu tham khảo ổn định nên giáo viên cần tránh mở rộng vấn đề, gây khó khăn trong việc xử lý các tình huống phát sinh.

3. Phương ngữ và từ ngữ toàn dân tương ứng trong các văn bản a, b, c, d:

a) bậu : bạn. Từ “bậu” nhiều khi được dùng với ý nghĩa chỉ người bạn tình thuộc giới nữ. b) đà : đã c) nhớm chưn : nhón chân bớ : hỡi nậu : bạn d) bưng : nâng dĩa : đĩa

4. Ở câu hỏi c, giáo viên chỉ cần cho học sinh nhận biết được nếu thay thế các từ ngữ địa phương bằng từ ngữ toàn dân thì câu ca dao sẽ mang một sắc thái biểu cảm bình thường, không đậm rõ chất văn hóa địa phương xứ Quảng.

5. Ở vào tình huống giao tiếp mang tính chính thức xã hội ta nên thay thế các từ ngữ địa phương bằng từ ngữ toàn dân để tránh gây khó hiểu dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

1. Bài có hai đơn vị kiến thức thể hiện rõ trong phần ghi nhớ ở tài liệu dành cho học sinh. Giáo viên có thể kết hợp với phần luyện tập để dạy mỗi tiết một đơn vị kiến thức, hoặc dành riêng tiết thứ 2 cho phần luyện tập chung.

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi tìm hiểu bài a, b, c, d, chốt ý ghi nhớ rồi giải quyết phần luyện tập.

3. Các bài tập luyện tập : * Bài tập 1 :

- 1/a : từ ngữ địa phương thường được sử dụng ở Quảng Nam như chàng ràng (lăng xăng, gây trở ngại cho người khác), rạn (bận rộn, bị chi phối nhiều đến không còn làm chủ được).

- 1/b : ních (ăn)

- 1/c : sáo (trộn chung vào) * Bài tập 2 :

Có thể tổ chức dưới dạng bài tập nhóm. Giáo viên nhận xét và sửa chung trước lớp.

- Bài tập 3 :

Giáo viên gọi từ 3 đến 5 học sinh trình bày đoạn văn và chỉ ra từ ngữ địa phương trong lời thoại của nhân vật trong đoạn. Sau đó mới đặt vấn đề tiếp theo : các nhà văn thường dùng từ ngữ địa phương trong lời thoại trực tiếp của nhân vật để góp phần khắc đậm tâm lý, sắc thái địa phương của nhân vật. Lời kể chuyện hoặc dẫn truyện trong một tác phẩm thường mang tính khách quan nên cần được sử dụng từ ngữ toàn dân để tránh hiểu lầm hoặc gây khó hiểu.

- Bài tập 4 và 5 giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà. C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đinh Thị Hựu, Tiếng địa phương trong ca dao Quảng Nam, Đà Nẵng

- Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học) - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội -1989

- Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc Lệ, Phan Xuân Thành, Từ điển đối chiếu từ địa phương

- NXB Giáo dục, Hà Nội,1999

SƯU TẦM CA DAO QUẢNG NAM

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 54 - 57)