Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 46 - 49)

. Có ý thức viết đúng chính tả khi viết và phát âm đúng chuẩn khi nói.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất. Chính tả Tiếng Việt về căn bản là một chính tả thống nhất. Tuy nhiên, do tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ, nên bên cạnh tính thống nhất là chủ đạo, nó cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm, cách dùng từ giữa các vùng và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về sự tồn tại trong thực tế ba giọng nói khác nhau (…) tương ứng với ba vùng phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ”, “Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả.” (Đỗ Việt Hùng –

Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, 2002, tr 236).

Đất nước ta có nhiều vùng miền khác nhau. Mỗi vùng miền đều có cách phát âm khá riêng biệt thường được sử dụng trong những giao tiếp hằng ngày. Cách phát âm này ảnh hưởng và chi phối cách viết của người dân mỗi vùng miền. Nếu sử dụng từ ngữ và cách phát âm địa phương nhưng không lưu ý đến chuẩn chính tả chung, rất có khả năng người sử dụng sẽ mắc lỗi chính tả.

Phần luyện tập ở sách giáo khoa chỉ tập trung nêu những lỗi phổ biến mà học sinh Quảng Nam dễ mắc phải.

I - Nội dung luyện tập

Bằng kinh nghiệm, giáo viên có thể có nhiều cách giúp học sinh sửa lỗi.

1. Những từ dễ mắc lỗi do nhầm lẫn các phụ âm cuối : c/t; n/ng. Ví dụ : bắc

cầu, bắt cá; chắc chắn, chắt chiu, cháu chắt; chặc lưỡi, chặt chẽ…

Bàn bạc (động từ: trao đổi ý kiến), bàng bạc (tính từ, từ láy : tỏa rộng khắp nơi, ánh trăng bàng bạc); biên bản, cái bảng; càn quấy, càng cua; san sẻ, sang sửa…

2. Những từ dễ mắc lỗi do nhầm lẫn các dấu thanh : dấu hỏi, dấu ngã.

Ví dụ: nghĩ ngợi, nghỉ ngơi, nghỉ tay, nghĩ bụng; ngả nghiêng, ngả màu, ngã nhào, ngã ngửa; nổi trôi, nổi bật, nỗi khổ, nỗi niềm…

Phần này, để giúp học sinh dễ nhớ, giáo viên có thể nêu ra mẹo chính tả như sau:

- Ở các từ láy : vận dụng quy tắc cùng nhóm

+ Huyền – ngã – nặng. Ví dụ: đẹp đẽ, tầm tã, lặng lẽ…

+ Sắc – hỏi – không. Ví dụ: sắc sảo, hỏi han, vất vả, viển vông… Cách ghi nhớ:

Em Huyền mang NặngNgã đau

(Lưu ý : vẫn có một số từ thuộc trường hợp ngoại lệ như bền bỉ, khe khẽ, hồ hởi, ve vãn, vỏn vẹn…)

- Ở các từ Hán Việt: thường các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm M, N, NH, V, L, D, NG đều mang dấu ngã. Ví dụ : mã số, mẫu giáo; nỗ lực, trí não; nhẫn nại; lãnh tụ, thành lũy; dã man, dũng sĩ; đội ngũ, nghĩa khí…

Cách ghi nhớ :

Mình Nên NHViết Là Dấu NGã

3. Những từ dễ mắc lỗi do nhầm lẫn các nguyên âm đôi : iu/iê.

Ví dụ : chiu chít, chiêu sinh, đăm chiêu; dịu dàng, hiền dịu, diệu kì, huyền diệu.

4. Những từ dễ mắc lỗi do cách phát âm địa phương : ao/ô; ăn/en; v/d. Ví dụ : Cái bao -> cái bô, phong trào -> phong trồ, xin chào -> xin chồ…

Búp măng -> búp men, củ sắn -> củ sén, ăn cơm -> en cơm…

Về -> dề, vĩnh biệt -> dĩnh biệt, vội vàng -> dội dàng…

Thầy cô cần lưu ý : có những trường hợp tiếng Quảng phát âm đúng nhưng học sinh lầm tưởng sai nên đã sửa lại làm cho từ bị sai. Ví dụ : cái chén -> cái chắn, hoa sen -> hoa săn, chen chúc -> chăn chúc…

II - Hình thức luyện tập

1. Viết một đoạn (bài) chứa các âm, dấu dễ mắc lỗi. Nghe - viết một đoạn thơ.

Bài thơ khá dài, tài liệu dành cho học sinh chỉ chọn một đoạn trích, chúng tôi giới thiệu thêm một đoạn để giáo viên tham khảo :

Quê tôi A phát thành Oa Ă (Á) thành E hết, Ao ra Ô hồ. Ai ra âm Pháp Eur, Oeur,

C (xê), T (tê) tự cuối chẳng ai bận lòng Đào tra tự điển tổ bưng cái đầu. Rứa, răng, mô, hỉ hỏi ư?

Nớ, tê, ni, trển và câu trả lời. Chừ hay mai mốt anh ơi, Chu choa lâu rứa, lơi bơi tổ trời. Ba he là bậu ba rơi

Ba lia, ba lém cùng đời ba lơn

Mưa dầm thấm đất lấm lem Mưa chi dai nhách ba bên bốn bề. Mùa nam cau chuối héo queo, Vàng rum đống lúa, ốm teo cả người. Trâu bò hết cỏ nhá nhơi,

Nắng cho hết nghí ngỡn cười, Ở trần chẳng dị, quạt ghì rã tay. Tới đây tau biểu mi nè,

Cháo ngọt đậu ván, bát chè hai thơm. Mình đâu có phỉnh mà lờn,

Uống ăn ngọt xớt, còn thơm lựng lừng…

(Nguyễn Tiến Nhẫn, Tiếng nói (thổ âm) Quảng Nam được thể hiện thành thơ dễ nhớ - Bảo An Đất và Người, NXB Đà Nẵng, 1999)

2. Làm bài tập chính tả

Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành, làm bài tập.

a) Điền vào chỗ trống :

- Điền chữ cái hoặc dấu thanh vào chỗ trống.

+ c hay t : mắc cỡ, mắt cá, mặc kệ, mặt chữ, lười nhác, nhát gan, phác họa, phát bờ.

+ n hay ng : lãn công, lảng tránh, lãng mạn, ban tặng, bang giao.

+ Dấu hỏi hay dấu ngã : viển vông, viễn xứ, mảnh mai, mãnh liệt, ngủ gật, ngũ cốc.

- Điền tiếng vào chỗ trống.

+ Con đường rải nhựa thẳng tắp, phẳng phiu. + Anh ta thích phiêu lưu, mạo hiểm.

+ Học sinh cần tham gia phong trào thể dục, thể thao. b) Tìm từ :

+ Chỉ tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất. Ví dụ :

Sự vật : cây bàng, cái bàn; cái tô (tộ), tao nôi… Hoạt động : nhủi tôm (cá), ủi dất, đảo đất, đỗ xe… Trạng thái : đăm chiêu, ngơ ngác, ngớ ngẩn… Đặc điểm : hấp tấp, lẻo khoẻo, mảnh khảnh… Tính chất : rắn chắc, cay xè, đen thui…

+ Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng phụ âm ch hoặc bắt đầu bằng phụ âm tr. Ví dụ : cá chuồn, cá chim, cá trích, cá tràu…

+ Tìm các từ phức chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

Ví dụ :

Chỉ hoạt động : chui nhủi, đục đẽo , chạy nhảy … Chỉ trạng thái : ngẩn ngơ, mỏi mệt, ngỡ ngàng… III - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

1. Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn thơ (thuộc phần Văn học địa phương Quảng Nam) chứa các âm, dấu dễ mắc lỗi.

2. Cho học sinh làm bài tập chính tả (như gợi ý phần nội dung luyện tập). a) Điền vào chỗ trống :

- Điền chữ cái, dấu thanh vào chỗ trống. - Điền tiếng vào chỗ trống.

b) Tìm từ :

+ Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.

+ Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng phụ âm ch hoặc bắt đầu bằng phụ âm tr. + Tìm các từ phức chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w