Sự tinh tế của tác giả trong việc đã chọn lọc để đưa vào bài thơ những hình

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 73)

ảnh, địa danh và cả những ý tưởng ca dao đậm đà chất Quảng Nam.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Quang Anh viết cuối năm 1997, được tuyển chọn và in trong tuyển tập thơ Chưa mưa đà thấm do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành. Dương Quang Anh sáng tác không nhiều, tuy vậy, bài thơ Về thôi em của ông là một bài thơ đã in đậm dấu ấn trong tâm hồn bao con người Quảng Nam. Bài thơ đã được phổ nhạc.

2. Về thôi em là lời tâm tình trong nỗi nhớ thương da diết, quay quắt của một người con xứ Quảng phải xa quê trong những ngày giáp tết nôn nao ở tận miền Nam. Lời tâm tình trong thương nhớ đến xót lòng ấy có lẽ hẳn được cất lên từ thẳm sâu tình cảm trong những ngày tha hương của chính tác giả thì mới chân thành đến thế. Nhưng bài thơ không chỉ là lời tự viết cho mình. Về thôi em quả đã gợi được nỗi lòng chung của những con người Quảng Nam xa xứ.

Qua nỗi nhớ, sau hồi tưởng, kẻ tha hương như thấy mình được sống lại với từng cảnh, từng vật thân thiết của quê hương : thèm được nhấp môi một chén rượu hồng đào, thèm được nhìn lại hình ảnh ngọn rau khoai trườn lên nổng cát, thấy nhớ làm sao hình ảnh con cá chuồn, trái mít trên nguồn, tiếng đờn Miếu Bông say lòng người... Những đặc sản như rượu hồng đào, những sản vật bình dị như “ngọn khoai trườn nổng cát”, rồi “mít non, cá chuồn”, và cả những địa danh thân thương như Miếu Bông, Hòn Kẽm Đá Dừng, sông Thu cứ dồn dập hiện về trong tâm trí người xa quê như lời hối thúc : về đi, về với quê hương thân thiết dấu yêu, dẫu quê ta “bên lở bên bồi”, dẫu quê ta “Mỗi năm mỗi nước lụt cuốn trôi”, dẫu quê ta còn vô vàn khó khăn, vất vả ! Những đặc sản, những sản vật bình dị nhưng rất tiêu biểu cho đất và hồn của Quảng Nam đã được tác giả chọn đưa vào bài thơ với tất cả niềm tự hào, yêu mến, thân thương.

Người đi xa còn nhớ và thương biết mấy người dân quê xứ Quảng, nhớ và thương biết mấy cha mẹ ngày xưa đã vất vả gian nan, vật lộn với cái đói, cái nghèo của đất quê. Không chỉ thương mà còn tự hào bởi người dân quê ta giàu tình cảm, yêu quê hương, cần cù, chịu thương, chịu khó.

Lớn lên trên mảnh đất đầy khó khăn mà nặng nghĩa tình ấy, lòng người xa quê - dẫu đang sống giữa chốn phồn hoa đô hội - vẫn không nguôi nhớ về đất quê, tình quê, nguyện giữ mãi tấm lòng son sắt với quê hương.

Và không chỉ tình quê mà còn có một tình cảm thiêng liêng khác thôi thúc mãnh liệt bước chân người xa xứ hãy mau quay về trong những ngày tết cận xuân kề : đó là nỗi nhớ mong cháy lòng của cha mẹ từ phương trời cũ.

Bài thơ đưa vào và vận dụng thành công hình ảnh lẫn ý tình của những câu ca dao thân thuộc tự lâu đời với bao người dân xứ Quảng. Không gian nghệ thuật của bài thơ, nhờ thế, chan chứa tình Quảng.

3. Vấn đề trọng tâm: bài thơ đưa vào rất thành công và rất tự nhiên những câu ca dao đất Quảng cũng như các địa danh, các sản vật quen thuộc, gần gũi của làng quê xứ Quảng. Tất cả tạo thành một chất nền tình cảm đậm đà chất Quảng Nam. Để rồi trên chất nền tình nghĩa đó, tác giả giãi bày một thứ tình quê da diết thể hiện qua nỗi nhớ thương quay quắt của những người con Quảng Nam phải tha hương trong những ngày tết đến xuân về. Có thể nói, cái chất dân gian, hơi thở của cuộc sống đất Quảng,

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

Có thể tiến hành tiết dạy theo hướng giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm rồi khơi gợi vấn đề để từng nhóm học sinh tham gia thảo luận và chọn hướng tiếp cận tác phẩm.

1. Cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ. Giáo viên đọc và hướng dẫn thêm cho các em về ngữ điệu : giọng tâm tình, giục giã ở 2 câu đầu; sôi nổi, tha thiết hơn ở 12 câu tiếp; lắng sâu nhẹ nhàng ở phần còn lại.

2. Giáo viên tổ chức cho học sinh cảm nhận nỗi nhớ quê hương xứ Quảng đến quay quắt của một người con xa quê trong những ngày giáp tết ở miền Nam.

C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thơ Quảng Nam 10 năm 1997 – 2007, Hội VH - NT Quảng Nam - Nửa thế kỉ văn học miền Trung

- Tuyển tập thơ ...Chưa mưa đà thấm - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 1998

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 73)