Biết cách tổ chức và trình bày quan điểm của mình thông qua một bài văn ngắn có nội dung viết về một vấn đề địa phương

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 78)

ngắn có nội dung viết về một vấn đề địa phương.

. Có thêm những hiểu biết về truyền thống đạo lí của quê hương.

. Có ý thức sẻ chia và có tình yêu thương, có cách nhìn đúng đắn về vấn đề tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

Vấn đề tình người đẹp đẽ ở Quảng Nam là một vấn đề mang tính đạo đức truyền thống của người dân xứ Quảng.

Học sinh trình bày về vấn đề này với những định hướng kiến thức như sau : I - Mở bài :

- Dẫn nhập (bằng nhiều cách).

- Giới thiệu tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam. II - Thân bài :

2. Giải thích, chứng minh vấn đề tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam. b. Tình người và các khía cạnh nội dung về tình người đẹp đẽ ở quê em : - Tình người là tình cảm yêu mến, lòng thương yêu giữa con người với nhau. - Tình người đẹp đẽ ở quê em là tình cảm cao đẹp của người dân Quảng Nam dành cho nhau. Đó là tình yêu thương; sự thông cảm, sẻ chia; sự che chở, đùm bọc và giúp đỡ của người xứ Quảng trong cuộc sống.

- Cơ sở hình thànhtình người đẹp đẽ trong tâm hồn người dân đất Quảng :

+ Từ thuở mở đất, người dân xứ Quảng đã có ý thức đoàn kết, yêu thương nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách của thiên nhiên và cuộc sống.

+ Vấn đề tình người là vấn đề gắn với bản chất và truyền thống đạo lí nhân hậu, đẹp đẽ ngàn đời của người dân xứ Quảng. Vấn đề đó càng được củng cố và phát triển cao hơn trong cuộc sống hôm nay.

b. Những biểu hiện của tình người đẹp đẽ (khi bình thường, lúc chiến tranh, lũ lụt…)

2. Nhận định, đánh giá vấn đề tình người đẹp đẽ trong bối cảnh đời sống riêng của người dân Quảng Nam và trong đời sống chung của dân tộc:

- Tình người đẹp đẽ đó có ý nghĩa động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân xứ Quảng trong học tập và xây dựng đất nước.

- Tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam là sự biểu hiện cụ thể của những đạo lí đẹp đẽ của toàn dân tộc Việt Nam như “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

III - Kết bài :

- Khẳng định tình người đẹp đẽ của con người Quảng Nam từ xưa đến nay. - Tự hào về truyền thống tương thân tương ái của quê hương, quyết tâm học tập và sống sao cho xứng đáng với truyền thống ấy.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

1. Định hướng cách tổ chức và trình bày:

- Học sinh chuẩn bị trước từ tuần 21 tiết 101, nộp bài vào tuần 24.

- Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh và định hướng cho các em bổ sung, điều chỉnh.

2. Hướng dẫn 4 tổ hội ý để cử 2 đại diện/1 nhóm chuẩn bị trình bày trước lớp. 3. Giáo viên mời 1 trong 2 đại diện mỗi nhóm lần luợt trình bày bài văn (gồm có kết cấu đầy đủ 3 phần).

4. Hướng dẫn các tổ thảo luận, tranh luận về vấn đề trong bài văn:

Tập trung vào vấn đề tình người đẹp đẽ của quê em , đặc biệt trong lúc khó khăn hoạn nạn...

5. Giáo viên có thể giới thiệu thêm bài văn tham khảo để giúp học sinh nắm kĩ hơn về kĩ năng tạo lập văn bản.

6. Giáo viên chốt lại nội dung và ý nghĩa của tiết học .

C - TÀI LIỆU THAM KHẢO- Sách Ngữ văn lớp 9 - Sách Ngữ văn lớp 9

ĐÓNG GÓP CỦA PHƯƠNG NGỮ QUẢNG NAM

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Chương trình Ngữ văn địa phương Quảng Nam đặt bài này cuối cùng nhằm thay cho một lời tổng kết và tôn vinh đóng góp của phương ngữ Quảng Nam và văn học địa phương Quảng Nam vào vốn từ ngữ chung và đời sống văn chương của nước nhà.

Giúp học sinh:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w