Bồi đắp tình yêu quê hương, tình yêu núi rừng thiên nhiên xứ Quảng, lòng tự hào về sản vật và con người đất Quảng

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 69 - 71)

hào về sản vật và con người đất Quảng.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng (sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935, mất ngày 17 tháng 6 năm 2003), quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thu Bồn là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ miền Trung Trung Bộ và ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Ông nhận được khá nhiều giải thưởng : Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu của UBTƯ Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam (1965), Giải thưởng thơ báo Hà Nội Mới (1969), Giải thưởng văn học quốc tế của Hội Nhà văn Á - Phi (1973). Tác phẩm của Thu Bồn rất phong phú và đa dạng, gồm thơ, trường ca, truyện, tiểu thuyết...

2. Truyện ngắn Trong rừng loòng boong được viết vào mùa hè 1973, in trong

Văn Quảng Nam - Đà Nẵng 1965-1975 bao gồm những truyện ngắn và kí tiêu biểu của nhiều tác giả viết về Quảng Nam - Đà Nẵng từ sau 1960 đến ngày nước ta hoàn toàn giải phóng (1975).

3. Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện :

Cách kể chuyện hấp dẫn, nhất là đoạn nhân vật tôi ngơ ngác không tìm ra được “người” nói những câu ngòng ngọng “Chú ơi! Thức dậy!” , “một...chai...cha...chốn” . Phần trích có những đoạn miêu tả rất đặc sắc, đầy cảm xúc trữ tình. Có thể nói, xen miêu tả vào những đoạn tự sự là sở trường của Thu Bồn, cách viết này góp phần làm nên nét riêng trong những tác phẩm của nhà văn.

4. Vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong và tình cảm, thái độ của tác giả :

Cảnh rừng loòng boong được miêu tả bằng những nét bút tinh tế, qua cái nhìn ngập tràn tình yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và cả niềm yêu đời, yêu tha

chùm loòng boong như nắng đọng trên những cành cây, mưa làm trái loòng boong tươi sạch óng ánh, trên cao vút những chùm loòng boong sây quả bày ra giữa khung trời, xen trong những lá xanh là những con chim nhiều màu sắc về họp chợ hoa quả...”, “Sau màn mưa láy pháy, một chiếc cầu vồng hiện lên như một đường băng của nền trời. Những sợi mưa đan chéo, bụi mờ. Ánh nắng lung linh... Tiếng con chim sơn ca hót như xỉa tiền lên khoảng im vắng mênh mông của khu rừng...”. Cách dùng từ ngừ rất mới, rất lạ : “từng giọt mưa thon thon rơi... Mưa gãi trên mái lá, sau màn mưa láy pháy”; phép so sánh độc đáo : “Những chùm loòng boong như nắng đọng trên cành cây...”, “một chiếc câu vồng hiện lên như một đường băng của nền trời, những con chim về họp chợ hoa quả...”. Có thể nói, đoạn tả cảnh rừng loòng boong đầy cảm xúc trữ tình. Không say mê, không gắn bó với cảnh rừng, không yêu quê hương xứ Quảng chắc chắn tác giả khó mà viết hay đến thế.

5. Vẻ đẹp của nhân vật Thận :

Thận - nhân vật chính trong truyện - đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc. Anh ở một mình trong khu rừng loòng boong vắng vẻ, ở “quãng đường bắc 14 lúc bấy giờ, đi đến ba bốn ngày cũng không gặp một bóng người.”, có nhiệm vụ trông coi, bảo vệ kho hàng - phần lớn là đạn - cho cách mạng. Không phải là một, hai tuần, thậm chí cũng không phải là một, hai tháng : “Tôi đã ăn hết hai núi củ mài rồi đấy. Những dây mài tôi ăn lần đầu bây giờ đào lại có củ lớn rồi...”. Người lính ấy phải tự lo lương thực cho chính mình, anh ăn củ mài tự đào là chính, “thỉnh thoảng mới đi vào trong đường 14 tìm được ít gạo và bắp”. Ta hiểu vì sao khi nghe điều này, nhân vật “tôi”- người kể chuyện - không sao nuốt trôi miếng mài, cứ thấy nghẹn ở cổ, dù “bột mài mịn, mềm, ngọt”.

Thận không chỉ là người lính đầy tinh thần trách nhiệm mà còn là một con người có ý thức rèn luyện, siêng năng, cần cù. Anh tập thể dục mỗi sáng, từ sáng sớm đã đi kiểm tra mấy kho hàng, đặt bẫy cheo, rồi đào củ mài... Bấy nhiêu việc làm được tác giả kể thoáng qua nhưng cũng đủ đọng lại trong lòng người đọc niềm yêu mến, khâm phục vô bờ. Người lính ấy còn có một tấm lòng thương yêu loài vật sâu sắc. Cứu được một con nhồng bị thương, anh tận tình chăm sóc nó và coi nó như cô em gái của mình. Tất cả những chi tiết ấy đủ để khắc họa chân dung một người lính, một người dân đất Quảng giàu lòng yêu quê hương, đất nước, âm thầm hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước, dũng cảm, cần cù, nhân hậu.

6. Vấn đề trọng tâm : bằng giọng văn tự sự giàu chất miêu tả và biểu cảm - lồng trong câu chuyện về một chú nhồng tinh khôn, biết nói, trong khung cảnh rừng loòng boong đang trong mùa quả chín tràn đầy sức sống, đậm bản sắc quê hương xứ Quảng - truỵên ca ngợi người lính, người dân đất Quảng anh dũng, yêu quê hương, đất nước, nhân hậu, yêu thiên nhiên, loài vật.

II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

Có thể tiến hành tiết dạy theo hướng giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm rồi khơi gợi vấn đề để từng nhóm học sinh tham gia thảo luận và chọn hướng tiếp cận tác phẩm.

1. Học sinh đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm.

2. Giáo viên tổ chức cho học sinh cảm nhận vẻ đẹp của cảnh rừng loòng boong (cảnh rừng loòng boong được miêu tả bằng những nét bút tinh tế, qua cái nhìn ngập tràn tình yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương và cả niềm yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống của tác giả) và vẻ đẹp của nhân vật Thận (anh không chỉ là người lính đầy tinh thần trách nhiệm mà còn là một con người có ý thức rèn luyện, siêng năng, cần cù; có một tấm lòng thương yêu loài vật sâu sắc; một người lính, người dân đất Quảng giàu lòng yêu quê hương, đất nước, âm thầm hi sinh cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước, dũng cảm, cần cù, nhân hậu).

3. Hướng dẫn học sinh luyện tập : viết một đoạn văn ngắn tả một cảnh tượng thiên nhiên nào đó của quê mình.

C- TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Văn Quảng Nam - Đà Nẵng 1965-1975

- Văn Quảng Nam 10 năm - Hội VH - NT Quảng Nam - 2007 - Nửa thế kỉ văn học miền Trung

VỀ THÔI EMĐỌC - HIỂU VĂN BẢN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh cảm nhận được :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w