của vùng đất Gò Nổi với tấm lòng tri ân những người không ngại gian khó đi khai hoang sáng lập một vùng đất màu mỡ, trù phú, lập nên những làng nghề truyền thống. B- NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I - Nội dung kiến thức
1. Truyện Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dân gian khác (bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian theo kiểu diễn đạt chung như “Thuở xa xưa, xa xưa lắm rồi…” - cũng rất nhiều khi cụm từ “Thuở xa xưa, xa xưa lắm rồi…” được thay bằng cách diễn đạt
“Ngày xửa, ngày xưa…”). Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt Nam và truyện cổ các dân tộc vùng Đông Nam Á.
2. Trong cách giải thích sự hình thành trời, đất, núi, sông, hình ảnh ông khổng lồ có tên Rờ Xí hiện ra dưới bóng dáng của con người - điều đó chứng tỏ ông được vẽ nên, tạo ra từ chính hình dáng con người. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩn chứa khát vọng đẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Đồng thời còn thể hiện khát vọng về một xã hội tự do và lao động sáng tạo.
3. Phát xuất của tên gọi Gò Nổi (truyện Sự tích đất Gò Nổi) là do ông Lê Văn Đạo đặt cho vùng đất được ông phát hiện, khai phá, một dải đất nổi lên giữa bốn bên sông nước. Đề cập đến phát xuất của tên gọi một vùng đất thể hiện tấm lòng tri ân đối với người đã có công khai phá, tạo dựng.
4. Những chi tiết gợi lên ý tưởng Gò Nổi là một vùng đất màu mỡ.
- Khi mới phát hiện : “Vùng cây cối xanh tươi”, “càng vào sâu trong bãi, đất đai càng màu mỡ, cây cối càng xanh tốt”... Cảnh vật gợi ý tưởng về một vùng đất màu mỡ, có thể định cư, lập nghiệp.
nhà, những lóng mía vàng rộm to như ống chân, mỗi khúc một người ăn không hết. Đến mùa gieo hạt, chỉ cần vãi lúa giống ra, chẳng tốn bao công chăm bón, mà từng bông lúa vàng óng, nặng trĩu rạp mình trước từng cơn gió dịu.”... Những chi tiết đó cho thấy Gò Nổi là vùng đất phì nhiêu, có hướng phát triển.
Đây cũng là cách nhìn của nhân dân ta về nguồn gốc của vùng đất Gò Nổi, đồng thời thể hiện khát vọng về một cuộc sống sung túc, ấm êm.
5. Vấn đề trọng tâm :
Truyện Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông phản ánh sự giải thích đồng thời cũng là sự hình dung độc đáo của người Ca Dong về sự hình thành trời, đất, núi, sông – có liên quan đến một số nét thiên nhiên mang dấu ấn địa hình Quảng Nam như : núi Ngọc Linh, sông Tranh; đồng bằng, miền núi, thung lũng trên địa bàn Quảng Nam...
Truyện Sự tích đất Gò Nổi thể hiện một cách nhìn của dân gian về nguồn gốc của vùng đất Gò Nổi cũng như sự gây dựng những làng nghề trên vùng đất phì nhiêu này.
II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.
1. Giáo viên nêu nét chung về hai truyện cổ (không nên gọi học sinh trả lời vì không đảm bảo thời gian).
2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh.
4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất. C - TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nhiều tác giả, Truyện cổ các dân tộc Việt Nam - (NXB Đà Nẵng in lại, 2000)
- Nguyễn Văn Bổn, Văn học dân gian Quảng Nam – truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi – Sở VHTT Quảng Nam - 2004
- Bùi Văn Tiếng, Tổng quan Văn học dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tạp chí Nguồn sáng dân gian số 1/2002
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :