Bước đầu nắm được ý nghĩa một số truyện dân gian Quảng Nam Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian Quảng Nam

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 42 - 44)

. Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian Quảng Nam.

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Hoàn cảnh ra đời của truyện cổ dân gian Quảng Nam: vùng đất Quảng Nam được hình thành trên con đường phát triển về phương Nam của nhiều thế hệ người Việt. Nơi đây đã sớm có những người Việt từ phía Bắc di dân vào khai phá vùng đất mới (và cùng chung sống với cư dân bản địa). Quá trình cộng cư ấy đã góp phần tạo nên mạch nguồn về văn hoá, văn học xứ Quảng. Tất nhiên, mạch nguồn riêng ấy không tách rời mạch nguồn chung của văn hoá, văn học dân tộc. Cũng cần lưu ý là hiện nay tuy Quảng Nam và Đà Nẵng đã tách thành hai đơn vị hành chính khác nhau nhưng trong quá khứ hai vùng đất này từng là một. Quảng Nam và Đà Nẵng cùng tồn tại những nét chung về văn hóa và văn học khó có thể chia tách.

Truyện cổ dân gian Quảng Nam ra đời trong một bối cảnh như vậy.

2. Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian Quảng Nam : giáo viên hướng dẫn, gợi mở để học sinh hiểu được truyện cổ dân gian Quảng Nam có nội dung khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung, truyện giải thích về các hiện tượng thiên nhiên, sự hình thành các dòng họ, các địa danh, lịch sử cũng như phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc cùng sống trên địa bàn Quảng Nam. Đặc biệt, nó tập trung thể hiện tinh thần đấu tranh với thiên nhiên và xã hội của con người xứ Quảng cũng như làm nổi rõ tâm hồn và tính cách bộc trực, phóng khoáng, vị tha, đoàn kết, nghĩa tình, hướng đến nguồn cội của người dân Quảng Nam. Trong truyện dân gian, ta thường bắt gặp những yếu tố tâm lí, văn hóa, cách tư duy, tình cảm của các tộc người cùng cư trú trên địa bàn Quảng Nam, nhất là truyện dân gian miền núi. Ta cũng thường bắt gặp những hình tượng quen thuộc mang ý nghĩa sâu xa biểu hiện tâm thức chung của dân tộc Việt như hình tượng Giao Long đẻ trứng, hình tượng Rùa Vàng cứu giúp (Sự tích Ngũ Hành Sơn), hình tượng những con vật trả ơn (Truyện Công Dã Trường), hình tượng thần linh luôn trừng trị kẻ ác để độ trì dân lành, hình tượng nhà tu hành nhân ái sẵn sàng chịu hàm oan để cứu chuộc những người lầm lỗi…Về nghệ thuật, truyện cổ dân gian Quảng Nam xây dựng được nhiều hình tượng đẹp, kì vĩ. Nhiều thể loại truyện có sự đan xen yếu tố kỳ ảo và yếu

3.Vấn đề trọng tâm : truyện cổ dân gian Quảng Nam vừa có sự liên quan chặt chẽ với truyện cổ dân gian Việt Nam vừa có sự gắn bó với văn hoá của các dân tộc định cư trên địa bàn Quảng Nam. Truyện cổ dân gian Quảng Nam phản ánh tâm hồn và ước vọng của con người Quảng Nam trong mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội. II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

1. Giới thiệu ngắn gọn, khái quát mối liên quan giữa truyện cổ dân gian Việt Nam và truyện cổ dân gian Quảng Nam; mối liên quan giữa văn hoá Quảng Nam và truyện cổ dân gian Quảng Nam. Bài học chỉ giới thiệu những nét chung nhất về đặc điểm ra đời, nội dung, nghệ thuật của truyện cổ dân gian Quảng Nam. Đối tượng là học sinh lớp 6 nên không yêu cầu phân tích sâu. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản và vận dụng sự hiểu để biết tìm hiểu các truyện cổ được học trong các tiết tiếp theo, gợi ý cho học sinh tự tìm hiểu thêm các truyện cổ khác.

2. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh. Nêu hướng sưu tầm truyện cổ, cần chia ra các bước: giao việc cho học sinh (có định hướng cụ thể); giáo viên chấm chọn, lựa những bài tiêu biểu, yêu cầu học sinh viết bài nhận xét; cho học sinh trình bày trước lớp; giáo viên tổng kết, chỉ ra những ưu nhược điểm, khuyến khích và động viên học sinh.

3. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất. C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nguyễn Văn Bổn, Văn học dân gian Quảng Nam – Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi – Sở VHTT Quảng Nam - 2004

- Nguyễn Văn Bổn, Văn nghệ Dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập I và tập II, Sở VHTT Quảng Nam – Đà Nẵng, 1983, 1984

- Bùi Văn Tiếng, Tổng quan Văn học dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tạp chí Nguồn sáng dân gian số 1/2002

ĐỌC VÀ TÌM HIỂU HAI TRUYỆN CỔ DÂN GIAN QUẢNG NAMSỰ TÍCH VỀ VIỆC HÌNH THÀNH TRỜI, ĐẤT, NÚI, SÔNG SỰ TÍCH VỀ VIỆC HÌNH THÀNH TRỜI, ĐẤT, NÚI, SÔNG

(Truyện cổ dân tộc Ca Dong)

SỰ TÍCH ĐẤT GÒ NỔI

(Truyện cổ dân tộc Kinh)

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w