Cảm nhận nghĩa tình đậm đà trong tình bạn của con người đất Quảng Hiểu được sự lặp lại mang tính truyền thống trong ca dao

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 52 - 54)

B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Mô típ “chiều chiều” là mô típ quen thuộc trong thi pháp của ca dao. Sự lặp lại mô típ “chiều chiều” trong hai bài ca dao đất Quảng không phải là một hạn chế mà là một đặc trưng chung của thi pháp ca dao dân tộc. Ta thường bắt gặp mô típ này trong nhiều bài ca dao. Chẳng hạn như bài “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà…”.

Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Kính, Viện Văn hóa Dân gian thì chiều chiều (đêm đêm, ngày ngày…) là “Các từ láy chỉ thời gian được sử dụng và có tác dụng diễn tả quá trình của sự việc (hoặc hiện tượng) kéo dài từ một quá khứ gần đến hiện tại” (Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr 168)

2. Điểm giống và khác nhau của hai bài ca dao về nghệ thuật và nội dung.

- Về nghệ thuật : giống nhau ở điểm là cả bài 1 và 2 đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát, đều mở đầu bằng mô típ quen thuộc chiều chiều. Khác nhau là, ở bài 1 mô típ chiều chiều gắn với thể hứng của ca dao (mượn âm thanh tiếng chim cuốc nhằm hướng đến việc giãi bày cảm xúc), còn ở bài 2 mô típ chiều chiều lại gắn với thể phú (dùng hành động cụ thể nhằm phô diễn tình cảm). Ngoài ra, cần lưu ý thêm hình thức lục bát ở bài 1 là lục bát biến thể.

- Về nội dung: giống nhau ở điểm cả hai bài ca dao đều là tiếng nói tâm hồn bộc trực, chân chất, thể hiện tình cảm đậm đà, da diết của con người xứ Quảng trong lĩnh vực tình bạn (ở một mức độ cao hơn là tình yêu). Khác nhau là ở bài 1, tình cảm của chủ thể trữ tình hướng đến đối tượng là tình cảm vừa hàm ý trách móc vừa thương nhớ. Còn ở bài 2, nội dung được giãi bày đơn thuần là tình cảm yêu thương.

(Giáo viên cần giải thích thêm cho học sinh điều sau đây : hình ảnh chim cuốc không chỉ gắn với điển tích gợi lên lòng nhớ nước mà do đặc tính chim quốc thường sống từng đôi - nếu lẻ đôi nó kêu bạn không dứt - nên văn học cũng hay dùng hành ảnh này để gợi lên sự gắn bó, thủy chung trong tình bạn – đặc biệt là trong tình yêu. Ví dụ: Quốc lẻ đôi quốc ngồi than khóc).

3. Vấn đề trọng tâm: ca dao Quảng Nam là tiếng nói tâm hồn của người dân xứ Quảng.

Qua hai bài ca dao trên, ta cảm nhận được tâm hồn đẹp đẽ của con người Quảng Nam trong lĩnh vực tình bạn.

Lưu ý thêm : vẫn có thể cảm nhận tình cảm được giãi bày trong hai bài ca dao được dẫn ở sách giáo khoa ở góc độ tình cảm mang sắc thái tình yêu lứa đôi. Tuy nhiên, do đối tượng tiếp nhận là các em học sinh lớp 7, thầy cô giáo có thể chỉ cần nhấn mạnh khía cạnh tình bạn được thể hiện qua hai bài ca dao.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

2. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài liệu dành cho học sinh.

3. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.

4. Hướng dẫn học sinh sưu tầm những dị bản của hai bài ca dao trên. C - TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Các bài giới thiệu về văn học dân gian Quảng Nam trên tạp chí Đất Quảng và tạp chí Văn hóa Quảng Nam

- Nguyễn Văn Bổn, Văn nghệ Dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập I và tập II, Sở VHTT Quảng Nam – Đà Nẵng, 1983, 1984

CA DAO QUẢNG NAM

VỀ QUÊ HƯƠNG VÀ CON NGƯỜI QUẢNG NAMĐỌC - HIỂU VĂN BẢN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 52 - 54)