Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước Có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống,

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 73 - 76)

. Có thái độ đúng đắn đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống,

thấy được vai trò của tiếng địa phương, biết nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản, tìm hiểu cách sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp. B - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

I - Nội dung kiến thức

1. Những từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

1.a Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Ngoài các ví dụ trong bài học, có thể thêm một số từ sau:

- Khoai chà : khoai nấu chín chà lên rổ thưa cho vụn, phơi khô, dành làm thực phẩm, đặc sản của Quảng Nam.

- Rau bát bát : một cây leo, lá có hình chân vịt hoặc lục giác, thường được hái làm rau ăn, mọc phổ biến ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng.

- Tắc ráng : một loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.

- Cái nóp : bao lớn đan bằng cói để chui vào nằm tránh muỗi, phổ biến ở Nam Bộ.

1.b Những từ ngữ địa phương giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.

Giáo viên có thể cung cấp thêm các từ sau :

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

thấy chộ thấy

(ăn) vụng (ăn) chùng (ăn) vụng, lén

thỏa bưa, đã nư thỏa

xấu hổ mắc tịt, dị, dị òm mắc cỡ

Xa ngái xa

1.c Những từ ngữ địa phương giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân.

Giáo viên có thể cho các em biết thêm các từ sau : Phương ngữ

Bắc

Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam

ốm (bị bệnh) ốm (gầy) ốm (gầy)

hòm (đồ đựng) hòm (quan tài) hòm (quan tài)

túi (túi xách) túi (bộ phận trên áo, quần) túi (bộ phận trên áo, quần)

nón (nón lá) nón (nón lá) nón (mũ)

2. Về hiện tượng những từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a (không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân) và hiện tượng một số từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân. - Những từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Bởi vì sự ra đời của những từ ngữ đó gắn liền với điều kiện tự nhiên cụ thể (và đời sống xã hội cụ thể) mang tính riêng biệt ở từng vùng miền của đất nước ta.

Tuy nhiên, hiện tượng nói trên chỉ là hiện tượng mang tính ngoại lệ, chiếm tỉ lệ không đáng kể.

- Một số từ địa phương có thể chuyển thành từ toàn dân : Ví dụ : chôm chôm, sầu riêng, loòng boong, điên điển, nhút...

Một số từ ngữ địa phương như trong bài tập 1.a có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì cả nước chỉ có một cách hiểu duy nhất về các từ ngữ ấy (thường là các từ ngữ

chỉ sản vật riêng của địa phương), nghĩa của các từ ngữ ấy đã phổ biến rộng trong cả nước (chôm chôm, sầu riêng, loòng boong, điên điển, nhút...).

3. Vấn đề trọng tâm : từ ngữ địa phương thể hiện sắc thái địa phương. Các nhà văn khi viết truyện thường có ý thức dùng từ ngữ địa phương để tô đậm sắc thái địa phương của tác phẩm. Tuy vậy, không nên lạm dụng từ ngữ địa phương trong sáng tác và trong những giao tiếp mang tính chính thức xã hội vì đôi khi sẽ gây ra sự khó hiểu hoặc tạo những hiểu lầm đáng tiếc.

II - Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học

Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi mình công tác để triển khai tiết dạy.

Có thể tiến hành tiết dạy theo hướng trình chiếu hoặc sử dụng bảng phụ. Giáo viên nên tổ chức học sinh thành nhiều nhóm rồi cho học sinh thực hành từng phần. 1. Tổ chức cho học sinh làm bài tập 1, 2.

Bài tập1: giáo viên cho học sinh đọc đề bài trong tài liệu dành cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm từ ngữ địa phương ở một số vùng.

1.a Hướng dẫn học sinh tìm tìm từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

1b. Hướng dẫn học sinh tìm những từ giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân. 1c. Hướng dẫn học sinh tìm các từ giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân. Bài tập 2 : giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm nguyên nhân hình thành từ địa phương để có cách trả lời thỏa đáng bài tập này.

2. Cho học sinh đọc và thảo luận phần ghi nhớ. 3. Luyện tập

Từ địa phương trong các câu trên là:

a. to tổ chảng : to quá mức

răng : sao rinh : bưng

b. chi : gì

na : sao (từ nghi vấn), nào (từ cảm) c. khoai xiêm : sắn

đũm : khúc

tộ : bát, tô.

d. loòng boong : còn gọi là lòn bon, bòn bon, một loại cây ăn quả, lá kép lẻ, quả tròn thành chùm, có 5 múi, 5 vách ngăn, cùi ngọt. Cây loòng boong đặc biệt thích nghi với những vùng như Đại Lộc và Tiên Phước của Quảng Nam

Từ loòng boong không thể thay thế bằng từ khác trong ngôn ngữ toàn dân được vì không có từ ngữ tương đương (trong trường hợp này, từ loòng boong có thể

- Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học) – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989

- Từ điển đối chiếu từ địa phương – Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc Lệ, Phan Xuân Thành – NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999

- Sách Ngữ văn lớp 9

TRÌNH BÀY BÀI VĂN NGẮN

NÊU SUY NGHĨ VỀ TÌNH NGƯỜI ĐẸP ĐẼ Ở QUÊ EM

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS TỈNH QUẢNG NAM (Trang 73 - 76)