có cắt cục bộ, thể hiện chi tiết: vòng đai (2), đai ốc (2), vòng đệm (2), bulông (2)
Vị trí tương đối giữa các chi tiết : đai ốc trên cùng, đến vòng đệm (3), vòng đai (1) và bulông M10 ở dưới cùng.
-GV: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
-HS: Trả lời. -GV: Kết luận.
+ Kích thước chung: 140, 50, 78
+ Kích thước lắp giữa các chi tiết: M10. + Kích thước xác định khỏang cách giữa các chi tiết 50, 110
-GV: Bảng kê chi tiết gồm những nội dung gì?
-HS: Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết. -GV: Khung tên ghi những mục gì? Ý nghĩa của từng mục?
-HS: Khung tên ghi tên gọi sản phẩm và tỉ lệ của bản vẽ để người đọc bước đầu có khái niệm sơ bộ về sản phẩm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc bản vẽ lắp.
GV cho HS xem bản vẽ lắp bộ vòng đai (hình 13.1 SGK) nói rõ yêu cầu của bản vẽ lắp. Sau đó nêu trình tự đọc như bảng 13.1 SGK.
+ Khung tên. + Bảng kê.
+ Hình biểu diễn. +Kích thước
+ Phân tích chi tiết. + Tổng hợp.
- Bản vẽ lắp biểu diễn hình dạng kết cấu và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm. - Dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. II. Đọc bản vẽ lắp. Trình tự đọc bản vẽ lắp: + Khung tên. + Bảng kê. + Hình biểu diễn. +Kích thước
+ Phân tích chi tiết. + Tổng hợp.
4. Củng cố:
Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.
5. Dặn dò:
Tuần 6 (11/12 – 16/12)
Tiết 11:THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN VẼ LẮP ĐƠN GIẢN.
I. Mục tiêu.1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc.
2. Kỹ năng:
Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ lắp đơn giản.
3. Thái độ:
Hình thành tác phong làm việc theo qui trình.
II. Chuẩn bị:
- Bản vẽ lắp bộ ròng rọc phóng to. - Bộ ròng rọc.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:1. Ổn định lớp. 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu nội dung bản vẽ lắp.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và trình tự thhực hành.
-GV: Yêu cầu 1 HS lên đọc rõ nội dung của bài tập thực hành.
-HS: Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc và trả lời các câu hỏi theo mẫu bảng 13.1
GV nhắc lại trình tự tiến hành khi đọc bản vẽ lắp:
+ Tìm hiểu chung : Đọc khung tên và yêu cầu kĩ thuật.
+ Phân tích hình biểu diễn: đọc các hình biểu diễn.
+ Phân tích chi tiết: đọc bản vẽ, phân tích từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn .
+ Tổng hợp.
I. Nội dung.
Kẻ mẫu bảng 13.1
II. Trình tự tiến hành.
-Tìm hiểu chung: đọc khung tên các yêu cầu kĩ thuật.
-Phân tích hình biểu diễn: đọc các hình biểu diễn.
-Phân tích chi tiết: đọc bản vẽ, phân tích từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
Trả lời câu hỏi vào bảng mẫu 13.1
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành.
HS đọc bản vẽ bộ ròng rọc theo sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố:
Thu bài và nhận xét kết quả thực hành.
5. Dặn dò:
Tuần 6
Tiết 12: BẢN VẼ NHÀ.
I. Mục tiêu.1. Kiến thức: 1. Kiến thức:
Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
2. Kỹ năng:
Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà.
Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
3. Thái độ:
Yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bản vẽ nhà, bản vẽ kí hiệu qui ước phóng to. - bản vẽ phối cảnh nhà.
- Trình tự đọc bản vẽ nhà.
- Kế hoạch bài dạy với trọng tâm bài là các hình biểu diễn của bản vẽ nhà và trình tự đọc bản vẽ nhà.
• Học sinh:
Kiến thức cũ có liên quan như vị trí hình chiếu nội dung của một bản vẽ.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:1. Ổn định lớp. 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ ?
- Nội dung một bản vẽ kĩ thuật nhìn chung gồm những gì?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Trong xây dựng, để giải quyết những vấn đề về thiết kế và xây dựng thì phải có bản vẽ xây dựng nhất là bản vẽ về nhà. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một bản vẽ nhà đơn giản.
nhà.
-GV: Dùng bản vẽ cảnh phối cảnh nhà gợi ý cho HS gọi tên đúng bản vẽ và hỏi bản vẽ này thợ xây có thể thi công được không? Vì sao?
-HS: Quan sát bản vẽ và trả lờ câu hỏi.
-GV: Treo bản vẽ hình 15.1 và gợi ý HS trả lời: Bản vẽ nhà biểu diễn gì?
-HS: Hình dạng và kết cấu của ngôi nhà. -GV: Bản vẽ nhà dùng trong thiết kế và xây dựng.
-GV: Quan sát bản vẽ nhà hãy cho biết nội dung của bản vẽ nhà gồm những gì?
-HS: Các hình biểu diễn, các kích thước và khung tên.
-GV: Hãy cho biết trên bản vẽ có mấy hình biểu diễn và tên gọi của chúng ra sao?
-HS: Gồm có:
+ Mặt bằng: là hình biểu diễn quan trọng nhất.
+ Mặt đứng. + Mặt cắt.
-GV: Mặt đứng được đặt ở vị trí nào và biểu diễn gì?
-HS: Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính và mặt bên.
-GV: mặt bằng được đặt ở vị trí nào và biểu diễn gì?
-HS: Hình chiếu bằng nhằm biểu diễn các kích thước các tường, vách, cửa . . .
-GV: Mặt cắt được đặt ở vị trí nào và biểu diễn gì?
-HS: Hình chiếu cạnh nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các kí hiệu qui ước.
-GV: Để thể hiện các kết cấu củ ngôi nhà ta
Các hình biểu diễn trong bản vẽ nhà gồm có:
- Mặt bằng: là hình biểu diễn quan trọng nhất.
- Mặt đứng. - Mặt cắt.