III. Tiến trình dạy và học:
VẼ THEO MẪU – VẼ CHÂN DUNG
Ngày soạn: Ngày giảng:
I. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu đề tài vẽ chân dung. - HS hiểu được cách vẽ chân dung.
- HS vận dụng bài học đề vẽ được chân dung bạn hay người thân.
1. Đồ dùng dạy - học: +/ GV:
- Hình minh hoạ cách vẽ, các bước tiến hành. - Bộ ĐDDHMT8.
- Sưu tầm tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi: Già, trẻ, nam, nữ… - Một vài bài vẽ tiêu biểu của học sinh năm trước.
- Tranh của hoạ sĩ. +/ HS:
- Đồ dùng học tập. - SGK.
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp trực quan, so sánh, thuyết trình (qua DDDH), vấn đáp, gợi mở, luyện tập theo nhóm.
III. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định: 8A 8B 8C 8D 2. Kiểm tra: - Trả bài - Sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới
Giờ trước các em đã học về tỷ lệ mặt người. Giờ này dựa trên tỷ lệ đó ta đi vẽ chân dung người cụ thể.
Hoạt động 1: HDHS quan sát và nhận xét.
HĐ của GV HĐ của HS ND kiến thức
- Cho HS quan sát tranh. ? Nhận xét sự khác nhau giữa ảnh chân dung và tranh chân dung?
? Nhận xét về đặc điểm các nét ở mặt người? - GV lấy VD các bạn trong lớp.
? Nhận xét trạng thái tình cảm của mỗi người trong
- Quan sát. - Phát biểu. - Quan sát. Trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát. Trả lời. I. Quan sát và nhận xét: - Hình dáng đặc điểm của khuôn mặt. - Khoảng cách các bộ phận trên khuôn mặt. - Màu sắc…
HĐ của GV HĐ của HS ND kiến thức tranh? - GV: ảnh chân dung là sản phẩm của máy ảnh, thể hiện nguyên xi các đặc điểm từ hình dáng, tỷ lệ, đậm nhạt đến các chi tiết nhỏ…
+ Tranh chân dung là tác phẩm nghệ thuật hội hoạ do hoạ sỹ vẽ. Tranh chân dung chỉ thể hiện những gì điển hình nhất, giúp người xem có thể cảm nhận trực tiếp ngoại hình và tính cách.
+ Tranh chân dung là tranh vẽ về một người cụ thể nào đó.
+ Tranh chân dung bán thân: Vẽ khuôn mặt, vai, hoặc khuôn mặt 1 phần thân người. Người vẽ tập trung diễn tả các trạng thái tình cảm trên nét mặt của đối tượng.
+ Tranh chân dung toàn thân: Vẽ cả người. Chú ý diễn tả nét mặt và tư thế
- Lắng nghe.
của đối tượng. Thường thể hiện rõ nhất trên nét mặt và đôi tay.
+ Tranh chân dung nhiều người: Vẽ một nhóm người.
- Chú ý:
+ Có thể vẽ nhiều loại tranh chân dung
+ Khi vẽ tranh chân dung người vẽ phải chú ý
HĐ của GV HĐ của HS ND kiến thức
nhiều đến đặc điểm nét mặt và sự biểu hiện tình cảm của đối tượng.
- Kết hợp ghi vở.
Hoạt động 2: HDHS cách vẽ chân dung.
HĐ của GV HĐ của HS ND kiến thức
- GV giới thiệu hình minh hoạ trong SGK Tr 130. - HD trên GCTQ cách vẽ cụ thể. Phân tích.
? Muốn vẽ được chân dung ta cần làm gì?
? Căn cứ vào đâu để vẽ khung hình?
? Đường trục có cố định 1 chỗ không?
(GV: Xác định trục để vẽ tư thế của mặt: ngẩng lên, cúi xuống, chính diện, quay nghiêng…. và vẽ trục dọc)
? Vị trí của mũi, mồm có giống nhau không?
- GV phân tích trên GCTQ. - Quan sát. - Lắng nghe. - Phác khung hình chung. - Phác trục. - Phát biểu. - Không. - Quan sát, lắng nghe. Kết hơp ghi vở. II. Cách vẽ; - Quan sát đặc điểm hình dáng nhân vật. - Vẽ phác hình dáng bề ngoài của khuôn mặt…. - Xác định trục để vẽ tư thế của khuôn mặt, vẽ trục. - Vẽ nét chia khoảng cách của tóc, trán, mắt, mũi… - Vẽ phác các nét mắt mũi và tai…
- Chỉnh sửa hình cho giông đặc điểm của mẫu.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: HDHS thực hành.
HĐ của GV HĐ của HS ND kiến thức
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Nhắc: Vừa vẽ vừa đối chiếu với mẫu. Tìm ra đặc điểm của mẫu. Chú ý tương quan giữa màu nền và màu nhân vật. - Gọi 2 – 3 HS lên bảng - Lắng nghe. - Thực hành trên vở A4. III. Bài tập: ? Nhìn nét mặt của bạn vẽ phác hình dáng bề ngoài và tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt?
thực hành trên bảng, các em còn lại thực hành vào vở A4. - Quan sát lớp khi HS thực hành. Phát hiện kịp thời những HS còn lúng túng chưa biết cách vẽ để giúp đỡ kịp thời. - Động viên khích lệ để HS tìm cách thể hiện ý tưởng của mình và có suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong khi vẽ.
4. Củng cố:
- Chọn một số bài đã hoàn thành, chưa hoàn thành trưng bày bảng yêu cầu cả lớp nhận xét về bố cục, hình dáng chung khuôn mặt, đặc điểm của nhân vật. Tỷ lệ và các bộ phận, ……
- GV tổng kết, cho điểm. Biểu dương một số HS vẽ tốt và đạt yêu cầu. Nhận xét những thiếu sót ở một số bài chưa đạt....
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện tập, hoàn thành bài với những em ở lớp vẫn chưa xong và chuẩn bị bài mới.
Ngày...tháng...năm...
Tổ trưởng duyệt
Tiết 19: