Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 115 - 116)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.6.4.Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

nông thôn

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hôi, thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định, vì vậy để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần tập trung đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động vừa là yêu cầu cấp bách đồng thời là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài.

Nông thôn Vĩnh Long mặc dù có mặt bằng dân trí tương đối cao, trong những năm gần đây trình độ tay nghề lao động nông nghiệp không ngừng được nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển mới. Chất lượng lao động nông thôn vẫn còn rất thấp, quá trình lao động chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tập quán cổ truyền. Sự phát triển nền nông nghiệp hiện đại, mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp, đòi hỏi phải có đội ngũ người lao động mới có trình độ học vấn, tay nghề đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao. Do vậy trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số công việc sau đây:

- Quan tâm phát triển giáo dục ở các cấp học, đặc biệt chú trọng đến vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc khmer như: Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm... cần mở rộng các hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên sắp bước vào độ tuổi lao động, trong đó chú ý hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông với những hình thức thích hợp cho từng cấp học.

- Ưu tiên đầu tư tập trung phát triển trường Cao đẳng cộng đồng, để đào tạo đa ngành, đa trình độ, các ngành nghề phục vụ CDCCKTNT như: Nuôi cá, tôm, chế biến thủy sản, cơ khí, nông nghiệp, xây dựng...

- Đào tạo đội ngũ trí thức cho nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu đội ngũ cán bộ khoa học ở nông thôn phải phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành nền nông nghiệp đang trong quá trình hiện đại hóa. Trước mắt cần bố trí lại 107 kỹ sư nông học đang công tác tại 107 xã, phường cho phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường; tiếp nhận và bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các ngành nông nghiệp và thuỷ sản.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý, khoa học và công nghệ mới, đặc biệt công nghệ sinh học cho cán bộ HTX, các hộ nông dân, chủ trang trại và người lao động trên địa bàn. Chú trọng đến công nghệ nuôi, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản… để giúp bà con nông dân nắm bắt được quy trình sinh trưởng của những cây trồng, vật nuôi.

- Công nghiệp hóa nông thôn được đẩy mạnh, các ngành nghề ở nông thôn ngày càng phát triển, đặc biệt CNNT được mở rộng sẽ có nhu cầu lớn về đội ngũ lao động có kỹ thuật, thạo tay nghề ngày càng cao. Do đó cần có chiến lược đào tạo nghề cho lực lượng lao động “bứt ra” từ nông nghiệp, để tham gia vào các ngành nghề mới ở nông thôn. Vì vậy trước mắt củng cố và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trung tâm dạy nghề ở các huyện, chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các khu vực thị trấn, nông thôn và vùng dân tộc để đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhất là khu công nghiệp Hòa Phú, khu công nghiệp Bình Minh, tuyến công nghiệp Cổ Chiên và xuất khẩu lao động, để giải quyết việc làm dôi thừa ở nông thôn hiện nay.

Ngoài ra để giải quyết lao động dôi thừa tại chỗ, hạn chế dòng người đổ xô vào thành thị cần đặt ra một cách nghiêm túc và có chủ trương chính sách đồng bộ về việc đào tạo và phát triển nghề tại nông thôn. Thông qua các trung tâm dạy nghề các huyện mà đào tạo nghề cho học sinh phổ thông thôi học, các em có ý muốn lao động tại nông thôn. Qua việc đào tạo nghề thực tế và những kiến thức sơ đẳng sẽ làm tăng khả năng lao động, bù đắp những nhược điểm do trình độ học vấn thấp ở nông thôn.

Bên cạnh việc tuyển lựa con em nông dân gởi đi đào tạo tập trung để tạo nên lực lượng lao động kỹ thuật ổn định ở nông thôn, cần ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích đội ngũ trí thức, các nhà khoa học về nông thôn làm việc. Đó cũng là giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, những mâu thuẫn trong tiến trình CNH, HĐH nông thôn, với việc thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ những người lao động có trình độ cao ở nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 115 - 116)