Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 103 - 104)

- Năm là: CDCCKTNT theo hướng ngày càng kết hợp chặt chẽ giữa CCKT trong

3.2.4.Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

thôn

Việc CDCCKTNT tỉnh Vĩnh Long nhanh hay chậm, phụ thuộc rất lớn vào việc vấn đề vốn đầu tư với hai nội dung chủ yếu là: Chính sách huy động vốn và việc sử dụng vốn đầu tư. Những năm qua tỉnh đã tập trung nhiều vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp và KTNT, đặc biệt là cho kết cấu hạ tầng nông thôn, song do nguồn vốn có hạn nên không thể đầu tư tất cả các lĩnh vực để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và KTNT như mong muốn. Vì vậy cần tìm mọi biện pháp khai thác nguồn vốn cả trong nước và ngoài nước, của các cá nhân, doanh nghiệp và nguồn tài trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong các nguồn vốn đầu tư cần coi trọng nguồn vốn đầu tư của bản thân nông nghiệp và nông dân, đây là hướng cơ bản lâu dài để phát triển nông nghiệp và KTNT. Để khai thác tốt nguồn vốn phục vụ phát triển trên địa bàn nông thôn, cần phải tập trung thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

Một là: Tạo điều kiện để hộ gia đình và chủ trang trại tự tích lũy đầu tư phát triển; bên cạnh việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra nhiều lợi nhuận để nâng cao tỷ trọng tích lũy trong cơ cấu phân phối thu nhập, Nhà nước cần có chính sách để giúp nông dân có điều kiện tích lũy như: Bảo hộ những nông sản phẩm chủ yếu, hỗ trợ khi gặp rủi ro trong kinh doanh; có chính sách hợp lý đối với những sản phẩm xuất khẩu…

Hai là: Nhà nước đầu tư từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật, cung ứng giống cây, con phù hợp với đặc điểm sản xuất từng vùng cho nông dân, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn.

Ba là: Khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển nông nghiệp và KTNT dưới nhiều hình thức như: thành lập các trang trại, các HTX sản xuất nông nghiệp, NTTS; hình thành các nhà máy chế biến nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển CNNT cùng với khôi phục và phát triển các làng nghề; xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật để cung cấp giống cây, con, và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và KTNT.

Bốn là: Xây dựng những dự án phát triển hấp dẫn với những điều kiện đầu tư thuận lợi, để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp - thuỷ sản.

Để thúc đẩy nhanh sự biến đổi CCKT nông thôn, ngoài việc khai thác nguồn vốn tích lũy từ các hộ gia đình nông dân, cần huy động các nguồn vốn khác: Vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn vay tín dụng ngân hàng, vốn hợp tác liên doanh sản xuất với các đơn vị kinh tế trong nước hoặc nước ngoài, vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ các nước hỗ trợ cho các đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta...

Bên cạnh việc hỗ trợ của Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Thủy lợi, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế..., hỗ trợ cho các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cần nhanh chóng xây dựng hệ thống tín dụng nông thôn dành cho những đối tượng khó khăn, gia đình chính sách.

Trong thời gian tới cần tăng hơn nữa tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước thông qua kênh tín dụng dành cho khu vực nông thôn trong tổng vốn tín dụng của Nhà nước. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa to lớn trong phát triển nông nghiệp và CDCCKTNT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nên có mức lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi, trong đó tăng vốn cho vay trung hạn và dài hạn để nông dân có điều kiện sản xuất và hoàn lại vốn vay bằng chính sản phẩm thu hoạch của mình.

Một phần của tài liệu luận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh vĩnh long (Trang 103 - 104)